NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam:

NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam: "Các ca khúc cho thiếu nhi còn đang thiếu"

Đinh Lạc Thành
Thứ 2, 05/10/2020 | 19:00
0
Ngày 5/10, tại Hà Nội, bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ phát động cuộc thi Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường. BTC mong muốn tìm ra những tác phẩm phản ánh những nét đẹp của nghề nhà giáo, những cống hiến thầm lặng của người làm công tác giáo dục trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng bày tỏ, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ đã răn dạy: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

“Tuy nhiên, chúng ta chưa phát động cuộc thi chính thức nào về sáng tác ca khúc về thầy cô, mái trường. Tất nhiên không bao giờ là muộn, bởi lẽ thầy cô và mái trường đã là những ca từ, là nguồn cảm hứng khơi dậy sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… mang lại cho chúng ta những tác phẩm để đời”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng  nói.

Sự kiện - NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 'Các ca khúc cho thiếu nhi còn đang thiếu'

Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động cuộc thi Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường.

NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chia sẻ: "Sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi, cho thanh thiếu niên nói chung và âm nhạc học đường nói riêng luôn được các hệ hệ nhạc sĩ quan tâm, dành nhiều tâm huyết sáng tạo. Tuy nhiên các ca khúc cho thiếu nhi vẫn còn thiếu. Bên cạnh đó, việc đã có tác phẩm nhưng quảng bá chúng đến với các em là một thách thức đối với người sáng tạo vì nhiều lẽ. Chính vì thế, có chỗ thì thừa, có nơi thì thiếu, và tính phổ cập giáo dục âm nhạc trong nhà trường cũng còn những bất cập, khiến đời sống tinh thần của các em chưa thực sự được quan tâm đúng mức, xứng tầm.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đồng hành cùng bộ GD&ĐT để xây dựng quy chế, quy định và đề ra thể lệ Cuộc thi một cách chặt chẽ; đặc biệt chú trọng tới khâu quảng bá tác phẩm, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, tạo sức lan tỏa rộng lớn, mang lại ý nghĩa giáo dục và thưởng thức âm nhạc cao cho lứa tuổi học đường".

Đại tá, nhạc sĩ Xuân Thủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội cho rằng: "Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường là chủ đề hay, gần gũi, nhưng cũng rất rộng, phong phú và hấp dẫn để làm khởi nguồn sáng tạo cho các văn nghệ sĩ".

Theo Đại tá, nhạc sĩ Xuân Thủy, ai trong chúng ta ngồi đây cũng đều có những kỷ niệm đẹp về nhà trường, về thầy cô. Từ những tình cảm, ký ức đẹp đẽ đó, mỗi tác giả sẽ có những góc nhìn phong phú để biểu đạt các tính cảm khác nhau, cũng như để tri ân với thầy cô và mái trường. Qua ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của âm nhạc, hình ảnh về thầy cô và mái trường chắc chắn sẽ hiện lên đầy màu sắc, xúc động.

“Tôi hy vọng, tại lễ Tổng kết và trao giải diễn ra vào cuối tháng 12/2020, Ban Tổ chức sẽ được công bố tới công chúng những tác phẩm âm nhạc xuất sắc, giàu cảm xúc và chất lượng” – nhạc sĩ Xuân Thủy chia sẻ.

Theo BTC, đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, bao gồm các nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, là tác giả của các tác phẩm âm nhạc phù hợp với thể lệ của Cuộc thi đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo không được tham gia Cuộc thi.

Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi bao gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Mỗi tác giả có tác phẩm đoạt giải sẽ được nhận Giấy Chứng nhận giải thưởng của bộ GD&ĐT.

Giải nhất được nhận Bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT. Tiền thưởng bằng tiền mặt là 30 triệu đồng cho giải Nhất, 15 triệu đồng cho mỗi giải Nhì, 10 triệu đồng cho mỗi giải Ba và 5 triệu đồng cho mỗi giải Khuyến khích.

Bản quyền âm nhạc tại Việt Nam: Thói quen "xài chùa" và lỗ hổng pháp lý

Thứ 5, 30/07/2020 | 06:43
Nhiều năm gần đây, chuyện bản quyền chuyện trong âm nhạc luôn được nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ quan tâm bởi việc “xài chùa chất xám” xảy ra như “cơm bữa” khiến các nhạc sĩ mất bao công “thai nghén tác phẩm” song lại đau đớn nhìn “đứa con” tin thần của mình bị người sử dụng vô tội vạ khiến nhiều người đặt dấu hỏi. Việc quản lý tác quyền ở Việt Nam diễn ra như thế nào, và các nhạc sĩ nói gì về chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi” này?

Đêm muộn nghe 5 khúc ca về thầy cô hay nhất

Thứ 4, 20/11/2013 | 21:55
Người lái đò thầm lặng, Bụi Phấn, Bài ca người giáo viên nhân dân... là những ca khúc nổi tiếng về thầy cô và mái trường thân yêu.

Chuyện tình cảm động của thầy giáo dạy nhạc và cô gái mù

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Từng là thầy giáo dạy nhạc trong trường THCS, anh Nguyễn Tiến Độ đã bỏ cả dạy, vượt qua rào cản của gia đình, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của người đời, để đi tới hôn nhân với cô gái bị mù cả hai mắt...
Cùng tác giả

Xây dựng nền điện ảnh theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập

Thứ 4, 15/03/2023 | 16:57
Ngành điện ảnh cần tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội, xây dựng thành công nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hệ tiêu chí “dân tộc, hiện đại, nhân văn, hội nhập”.

Từ 15/3, Trung Quốc mở tour du lịch theo đoàn vào Việt Nam

Thứ 5, 09/03/2023 | 06:56
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2, từ ngày 15/3.

Đề xuất NSND tương đương tiến sĩ: Cần có sự phân biệt rạch ròi

Thứ 4, 08/03/2023 | 09:21
Mới đây, Trường ĐH Sân khấu Điện Ảnh đề xuất xin cho các giảng viên có danh hiệu NSND được tính tương đương học vị tiến sĩ.

Nhạc kịch về hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân gây xúc động

Thứ 2, 06/03/2023 | 18:30
Vở nhạc kịch Vinh quang trên vai những người anh hùng đã khắc hoạ những chiến sĩ của lực lượng CAND trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam: Khẳng định được tính đúng đắn, thời sự

Thứ 5, 02/03/2023 | 17:02
Tại tọa đàm Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thẳng thắn nhận định về văn học hiện nay.