Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Cách chức Hiệu trưởng có thể gây hiệu ứng ngược?

Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Cách chức Hiệu trưởng có thể gây hiệu ứng ngược?

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 01/04/2019 | 13:45
4
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng tại trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vẫn đang được dư luận hết sức quan tâm trong mấy ngày qua. Bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại đâu đó, vì nhiều nguyên nhân và chưa có cách nào để xử lý triệt để.

Giáo dục hời hợt, thiếu sự tin tưởng

Bàn về nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực học đường, TS. Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triển nhận định: “Nhìn tổng quát vào những vụ bạo lực học đường nói chung trong xã hội, không chỉ ở Hưng Yên mà còn ở rất nhiều nơi, có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có cả nguyên nhân xuất phát từ học sinh và cả từ cơ quan quản lý, giáo dục.

Trước tiên, từ cơ quan quản lý, giáo dục, trực tiếp từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, không quan tâm, không sát sao, theo dõi học sinh, để sự việc xảy ra nhiều lần không biết, đó là lỗi của quản lý.

Lỗi của toàn xã hội, gia đình, các cơ quan, đoàn thể chính trị xã hội cũng không quan tâm đến giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, không quan tâm đến việc tư vấn tâm lý cho học sinh. Kể cả nhóm học sinh đánh hội đồng nữ sinh kia cũng có thể do một lý do bị bức xúc nào đó, tâm lý đám đông vô thức tập thể. Nếu biết để hòa giải, giáo dục về luật pháp không được đánh người, tôn trọng người khác… có thể hiện tượng này sẽ không xảy ra.

Giáo dục - Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Cách chức Hiệu trưởng có thể gây hiệu ứng ngược?

Vụ việc nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng, lột đồ, quay clip ngay trong lớp học, trường THCS Phù Ủng.

Theo ông, những hành vi “bốc đồng” ở lứa tuổi “nổi loạn” của học sinh còn do sự giáo dục hời hợt, với môn học về đạo đức. Hiện nay đang có tình trạng chỉ tập trung giáo dục những môn học để thi, còn những môn học về đạo đức, cách sống, học để làm người tử tế lại vô tình bị xem nhẹ. Nhiều yếu tố tiêu cực khác đang chi phối xã hội chứ không phải đạo đức, nhân cách.

“Hành vi của giáo viên giống như một sự giả dối trước trách nhiệm của mình, muốn “ém nhẹm” sự việc, che giấu coi như không có tiêu cực xảy ra tại trường, và trốn tránh trách nhiệm, đó là một phản ứng tiêu cực. Tiêu cực sâu sắc nhất chính là “nối giáo cho giặc”, khi phát hiện ra sự việc phải ngay lập tức giải quyết, phải xin lỗi học sinh, phụ huynh, xin lỗi trong nội bộ ngành cũng như toàn xã hội, thì lại giấu chuyện đó, khác nào cổ vũ cho các hành vi tương tự xảy ra”, PGS.TS Lê Quý Đức khẳng định.

Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên tại Hà Nội cũng chỉ ra: “Trong thực tế, ý thức tuân thủ pháp luật thấp, thiếu sự tin tưởng vào pháp luật dẫn đến hai xu hướng, một là che giấu sự việc, hai là lạm dụng bạo lực để xử lý mọi việc. Thậm chí, nhiều vụ việc, tuy không dám đánh trực tiếp, nhưng lại quay clip lại và chia sẻ lên mạng xã hội để cộng đồng mạng vào “ném đá” và lấy đó làm sự hả hê…

Ở trường hợp bạn nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng, cũng có thể xuất phát từ sự thiếu tin tưởng, bạn ấy không dám nói với ai, hoặc có thể đã kể với gia đình và thầy cô nhưng chưa được giúp đỡ, và còn bị đánh thêm nên bạn ấy không tin vào gia đình và nhà trường sẽ giải quyết được thấu đáo. Vì thế, bạn ấy im lặng. Chính những học sinh đánh bạn cũng không tin, không tin bạn nữ sinh kia không dám kể với ai, không tin nhà trường sẽ kỷ luật mình “nặng tay” nên được đà lấn tới”.

Ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống xã hội

PGS.TS Lê Quý Đức chỉ ra: “Nhìn rộng ra hơn nữa, học trò hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi chính những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội: Đâm chết, đánh giết,… trong gia đình, chịu bức xúc nhiều phương diện. Người quản lý phương tiện thông tin đại chúng chưa kiểm soát được.

Bản thân học trò cố ý hay vô thức bắt chước những hành động bạo lực trên mạng xã hội, hành xử với bạn một cách bạo lực tập thể. Đó là lỗi của bản thân học sinh, do bản năng hung tính bị phát lộ lên do những bức xúc cá nhân, do sự thiếu giáo dục và lây lan từ trên mạng”.

Giáo dục - Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Cách chức Hiệu trưởng có thể gây hiệu ứng ngược? (Hình 2).

PGS.TS Lê Quý Đức chỉ ra một nguyên nhân từ thông tin "bát nháo" trên mạng xã hội dẫn đến bạo lực học đường.

Thầy Vũ Khắc Ngọc phân tích thêm: “Thời gian qua, có rất nhiều sự việc xảy ra trong ngành giáo dục khiến dư luận rất bức xúc, một là đạo đức nhà giáo, hai là bạo lực học đường. Tuy nhiên, nhìn rộng ra toàn xã hội, sự xuống cấp đạo đức không phải chỉ xuất hiện trong ngành giáo dục, ngay cả chốn an yên như chùa còn xuất hiện những tiêu cực lớn, như truyền bá thỉnh vong chùa Ba Vàng hay dâng sao giải hạn chùa Phúc Khánh...

Nhà trường là một xã hội thu nhỏ nằm trong lòng xã hội lớn, khi đạo đức xã hội lớn đang có biểu hiện xuống cấp, bạo lực xã hội,… thì xã hội thu nhỏ cũng bị ảnh hưởng không ít.

Hiện nay, trên mạng xã hội, khi xuất hiện một vụ việc không được “thuận tai vừa mắt”, sẽ xuất hiện rất nhiều bình luận mang tính “cổ súy”, ví dụ, bình luận ủng hộ việc đánh ghen, xử lý bằng “luật rừng”,… rất phổ biến, và giới trẻ dễ bị tiêm nhiễm. Đó có thể là một trong những căn nguyên dẫn đến việc suy nghĩ bạo lực và sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong đời sống”.

Thầy Ngọc cũng đánh giá: “Việc cách chức toàn bộ Ban Giám hiệu và xử lý giáo viên chủ nhiệm cũng chưa hẳn có thể ngăn chặn được bạo lực học đường. Thực ra, khi xử lý kỷ luật cũng có thể gây hiệu ứng ngược. Ví dụ, trong 5 học sinh kia, có thể có 1 học sinh mà phụ huynh là người “có ảnh hưởng”, sẽ “thêu dệt” thêm nhiều điều sai lệch về Hiệu trưởng, về Ban Giám hiệu và về cả trường… đó có thể là nỗi sợ vô hình của nhà trường và của giáo viên.

Bên cạnh việc xử lý kỷ luật, bộ GD&ĐT cần cân nhắc đưa ra những khung chuẩn phù hợp cụ thể, rõ ràng nhất. Phổ biến các chương trình, kỹ năng văn hóa, đạo đức, không phải chỉ tăng nội dung, dung lượng mà phải có phương pháp thuyết phục nhất.

Quan trọng hơn nữa, phải kịp thời ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức bằng kiểm soát mạng xã hội, xây dựng công cụ “lọc” những video, bình luận mang tính kích động bạo lực,...”.

Chuyên gia IT “hiến kế” để trẻ không xem phải trò chơi bạo lực núp bóng hoạt hình

Thứ 7, 02/03/2019 | 20:07
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh tỏ ra vô cùng lo lắng sợ con mình xem được trò chơi bạo lực núp bóng phim hoạt hình. Chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đã đưa ra lời khuyên hữu ích cho các phụ huynh.

Áp lực vì lớp học quá tải: Chất lượng giảng dạy không còn đảm bảo

Thứ 6, 07/09/2018 | 13:32
Bước vào năm học mới 2018-2019, nhiều phụ huynh tại TP.Hà Nội tiếp tục đứng trước nỗi lo tình trạng quá tải ở các trường công lập.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Hiểu đúng về ngành logistics để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:46
Ngoài kiến thức kinh tế, các em sinh viên phải có chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ mới có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành logistics.

Đà Nẵng: Tích cực xử lý vụ nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:33
Cơ quan chức năng xã Hòa Sơn đang vào cuộc tích cực xử lý vụ một nữ sinh lớp 6 bị bạn đánh hội đồng.

Hà Nội giao hơn 15.000 chỉ tiêu lớp 10 chương trình THPT kết hợp học nghề

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở thuộc 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Sau nắng nóng "đỉnh điểm", tuần tới miền Bắc chuyển mát do không khí lạnh tràn về?

Thứ 7, 20/04/2024 | 17:36
Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh, đến thứ 3 tuần sau miền Bắc có mưa, nhiệt độ giảm từ 5-6 độ C, trời chuyển mát kèm theo mưa nhỏ.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.