Nữ tướng Hương Trần Kiều Dung vừa bị bắt nắm giữ nhiều vị trí trong hệ sinh thái FLC

Trần Thu Thảo
Thứ 6, 08/04/2022 | 22:24
0
Bà Dung vừa là Phó Chủ tịch HĐQT FLC, vừa là Chủ tịch HĐQT của chứng khoán BOS, 2 công ty có dính líu đến vụ bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết.

Mới đây, bà Hương Trần Kiều Dung, 44 tuổi, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC đã bị bắt với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán. Bà Dung bị xác định có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội.

Từ nhiều năm trước đây, bà Dung đã đồng hành cùng ông Trịnh Văn Quyết trên chặng đường phát triển FLC từ một Công ty Luật đến một Tập đoàn đa ngành như hiện tại.

Theo giới thiệu, bà Hương Trần Kiều Dung sinh năm 1978, có hơn 10 năm kinh nghiệm giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp quy mô lớn như: Trưởng Phòng Pháp lý và tổ chức, Giám đốc Dự án Aid_coop thuộc Tổ chức Gret (Pháp), Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Nam...

Bà Hương Trần Kiều Dung là Tiến sĩ Luật Quy hoạch Xây dựng tại Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp. Bà từng là luật sư chính của Công ty Luật TNHH SMiC - tiền thân của Tập đoàn FLC. Công ty này tiền thân là một văn phòng Luật, được thành lập năm 2001 bởi ông Trịnh Văn Quyết, có nhiệm vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, bất động sản, thương mại và dịch vụ…

Bà Hương Trần Kiều Dung cũng từng được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cấp cao tại FLC như Trưởng ban Pháp chế và Phát triển dự án, Phó Tổng Giám đốc. Bà Dung đã ngồi ghế Tổng Giám đốc tập đoàn FLC giai đoạn từ tháng 5/2015 đến tháng 3/2017. Sau đó, bà thôi giữ chức vụ này và được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm giữ chức vụ Tổng Giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Trần Quang Huy, vào tháng 8/2017. 

Không chỉ giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC như hiện tại, bà Dung còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác tại Tập đoàn này. Theo đó, bà Dung còn đồng thời giữ chức vụ quan trọng tại nhiều công ty khác cùng hệ sinh thái. Trong khi đó, theo quy định của Luật Chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.

Cụ thể bà đang là Chủ tịch HĐQT ở 7 công ty bao gồm: Chứng khoán BOS, Xây dựng FLC Faros, FLC Travel, Sản xuất và xuất nhập khẩu Nông sản FAM, FLC Đồ Sơn Golf & Resort, Đầu tư Phát triển và quản lý khu công nghiệp FLC, Cemaco Việt Nam. Ngoài ra nữ doanh nhân còn là thành viên Hội đồng quản trị tại 2 công ty gồm FLCHomes, Công ty Quản lý khách sạn và Khu nghỉ dưỡng FLC.

Đây cũng chính là nguyên do ngày 6/4 vừa rồi, bà Dung đã bị xử phạt hành chính 70 triệu đồng do có hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty.

Dù ngồi nhiều "ghế" HĐQT tại loạt công ty trong hệ sinh thái FLC, song bà Dung hiện chỉ sở hữu 27.775 cổ phiếu FLC, hơn 1,1 triệu cổ phiếu ROS và 500.000 cổ phiếu ART, chiếm tỉ lệ không đáng kể tại các tổ chức này. Theo bảng giá thị trường, số cổ phiếu này hiện đạt 10,47 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu đến 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn; hơn 7,6 triệu cổ phiếu GAB (tương đương 51,1% vốn) cùng gần 3,2 triệu cổ phiếu ART và 56,5% vốn hãng hàng không Bamboo Airways.

Tính đến hết ngày 31/12/2021, FLC có 5 thành viên trong HĐQT gồm ông Trịnh Văn Quyết, bà Hương Trần Kiều Dung, ông Đặng Tất Thắng (người mới đây trở thành tân Chủ tịch Tập đoàn FLC và Tổng Giám đốc Bamboo Airways), ông Lã Quý Hiền và bà Bùi Hải Huyền. Như vậy theo thông tin từ Cơ quan điều tra Bộ Công An, 2/5 thành viên HĐQT FLC hiện đã bị tạm giam với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".

Ban Tổng Giám đốc của FLC hiện vẫn còn đủ 9 người là bà Bùi Hải Huyền (Tổng Giám đốc), bà Đàm Ngọc Bích (Phó Giám đốc thường trực cùng 7 Phó Tổng Giám đốc là: ông Trần Thế Anh, bà Võ Thị Thuỳ Dương, ông Lã Quý Hiền, bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Lê Thị Trúc Quỳnh, bà Đặng Thị Lưu Vân và ông Đỗ Việt Hùng. 

Cơ quan chức năng nhận định ông Quyết và các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC,  Chứng khoán BOS và các công ty liên quan vụ thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hôm 18/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Quyết đã có hành vi bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào phiên 10/1 mà không báo cáo về việc dự kiến giao dịch, không công bố thông tin. Ông Quyết bị phạt tiền 1,5 tỷ đồng và hủy lô giao dịch, điều chưa từng có trong tiền lệ thị trường chứng khoán. 

Đến ngày 5/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định hủy bỏ việc xử phạt hành chính nêu trên. Lý do là ngày 29/3, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố và tạm giam ông Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Bắt Phó Chủ tịch FLC Hương Trần Kiều Dung

Thứ 6, 08/04/2022 | 21:17
Bà Hương Trần Kiều Dung và bà Nguyễn Quỳnh Anh bị xác định có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Xử phạt Phó Chủ tịch FLC Hương Trần Kiều Dung

Thứ 4, 06/04/2022 | 19:31
Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC bị phạt hành chính 70 triệu đồng vì cùng lúc làm Chủ tịch tại 7 công ty và là Thành viên Hội đồng quản trị tại 2 công ty.

Chứng khoán BOS hoạt động ra sao trước khi Phó Tổng Giám đốc bị bắt?

Thứ 4, 06/04/2022 | 16:24
Em gái ông Trịnh Văn Quyết liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán có liên hệ trực tiếp với công ty này khi là Phó Tổng Giám đốc và Thành viên HĐQT.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhận loạt thông tin tích cực, một cổ phiếu họ dầu khí tăng “bốc đầu” cả chục phiên

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:09
Tăng liên tiếp cả chục phiên, đưa thị giá của PLX đã vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái và cũng là mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng (từ tháng 8/2023).

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Khối ngoại thẳng tay bán ròng 2.200 tỷ đồng mã VHM trong 2 phiên

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:30
Trái ngược với động thái xả hàng của khối ngoại ở VHM, điểm số mã này tăng 0,12% lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu và dư mua 226.600 đơn vị trong phiên 9/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.