Núi Bà Đen - miền đất Phật linh thiêng

Thứ 4, 08/03/2023 13:55

Mỗi năm, có hàng triệu người hành hương về núi Bà Đen, chỉ trong hơn 1 tháng đầu năm đã có 2 triệu người đi cáp treo lên đỉnh núi. Rất nhiều người xem đến núi Bà Đen là việc phải làm thường xuyên để tìm điểm tựa tinh thần linh thiêng và sự màu nhiệm.

Ăn chay, ngủ núi để tìm sự thanh tịnh, an yên

Đặc trưng tín ngưỡng của người Đông Nam Bộ nói chung và người Tây Ninh nói riêng là sự giao thoa văn hoá của nhiều tộc người cùng sinh sống như người Việt, Khmer, Hoa, Chăm… Nên tại đây, bạn có thể bắt gặp rất nhiều đền, chùa, miếu, mạo để thờ Phật, Thần, thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ nhân vật lịch sử, thờ các nhân vật trong dân gian…

Một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng của người Nam bộ là Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ tại chùa Bà ở lưng chừng núi Bà Đen. Không chỉ đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu của vùng miền Nam, Linh Sơn Thánh Mẫu còn được người dân nơi đây tôn làm Bồ Tát.

img

Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ tại chùa Bà

Nhiều người tin rằng chùa Bà là nơi có thể “cầu được ước thấy”, con đường đến với núi Bà Đen là con đường đến với hạnh phúc, an lạc. Và hành trình đến bái Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát chính là hành trình đến với niềm hi vọng, sự tin tưởng vào điều tốt đẹp, và vào cả những điều huyền bí khó lý giải.

Không chỉ tỏ lòng tôn kính với Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ ở Chùa Bà, rất nhiều người chọn lên đỉnh núi để khấn cầu trước Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Anh Nguyễn Văn Nam (Bình Dương) chia sẻ: “Bước lên đỉnh núi Bà Đen tôi cảm giác như đã đi đến miền đất Phật vậy. Cảm giác rất linh thiêng và uy nghiêm”.

img

Trung tâm quần thể tâm linh trên đỉnh núi Bà Đen lung linh dưới hệ thống chiếu sáng nghệ thuật

Trên đỉnh núi Bà Đen ngày nay, không chỉ có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á, mà còn là cả một quần thể tâm linh đậm sắc màu Phật giáo. Hành trình đến với nóc nhà Nam Bộ ngày nay bởi thế còn là hành trình hướng tới sự thông tuệ và tìm đến an nhiên.

Nếu khu triển lãm Phật giáo với những phiên bản mô phỏng nhiều tác phẩm Phật giáo kinh điển và trình chiếu phim về sự hình thành vũ trụ giúp các Phật tử mở mang trí tuệ và khám phá thế giới kỳ diệu của Phật pháp, thì Cột kinh khắc Bát nhã tâm kinh bằng đá granite đen kim sa vươn lên trời cao sẽ giúp con người định tâm và tìm thấy sự bình an.

Toàn bộ không gian thiền định uy nghiêm giữa mây trời với Miếu Sơn Thần, chùa Hang, động Ba Cô, hay Tượng Phật nhập niết bàn tự tại giữa vách núi hướng ra hồ Dầu Tiếng mênh mông… giúp cho núi Bà Đen từ một vùng đất biểu tượng cho tục thờ Mẫu điển hình của người dân Nam Bộ, nay đã thực sự trở thành miền đất thánh với sự đan xen giữa đạo Phật với tín ngưỡng thờ Mẫu.

img

Thiền sư Thích Minh Niệm sẽ tham gia pháp thoại trong Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát ngày 10/3 tại núi Bà Đen

Không dừng lại ở những ngày đầu xuân, hằng năm tại núi Bà Đen diễn ra nhiều lễ hội, sự kiện Phật giáo độc đáo thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái. Đặc biệt, ngày 19-20/2 âm lịch (tức 10-11/03/2023), núi Bà Đen tổ chức Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh để tưởng nhớ công đức vĩ đại của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Với nhiều hoạt động khánh đản, rước dâng hương, thả đèn hoa đăng trang trọng, đặc biệt là chương trình pháp thoại với chủ đề “Tâm bình an nhìn đâu cũng bình an” của thiền sư Thích Minh Niệm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát hứa hẹn sẽ đón hàng vạn Phật tử và du khách thập phương đến với núi Bà Đen.

Thông tin về Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát tại núi Bà Đen ngày 10-11/3/2023

Chi tiết về các hoạt động trong Lễ:

- 13h30 - 15h ngày 19/02 âm lịch: Lễ khánh đản tại Chùa Bà, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Niệm Thới - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh, Trụ trì Chùa Bà.

-15h - 16h30 ngày 19/02 âm lịch: Lễ rước dâng hương từ chùa Bà lên tới Đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn

-Từ 17h -19h30 ngày 19/02 âm lịch: Pháp thoại của Thiền sư Thích Minh Niệm với chủ đề “Tâm bình an nhìn đâu cũng bình an” tại đỉnh núi, diễn ra trong giảng đường với sức chứa 300 người, đồng thời BTC bố trí màn hình lớn livestream chương trình dành cho toàn bộ Phật tử, du khách tham dự tại khu vực trung tâm quảng trường Đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn. Quý khách vui lòng hoan hỉ ngồi đúng vị trí theo hướng dẫn của Ban Tổ Chức tại sự kiện.

- Từ 19h30 -20h30 ngày 19 & 20/02 âm lịch: Đêm hoa đăng sẽ được tổ chức tại Quảng trường Đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn, quý Phật tử, du khách hoan hỉ sắp xếp thời gian để khám phá trọn vẹn những trải nghiệm tại đỉnh thiêng Núi Bà.

Một số lưu ý khi tham dự Lễ:

- Về vé: Quý Phật tử và du khách chỉ chi trả chi phí đi lại (vé cáp treo, vé vào KDL), ngoài ra không cần chi trả khoản phí nào để tham dự khoá lễ.

- Về trang phục: Quý phật tử hoan hỉ chọn trang phục kín đáo, lịch sự, khuyến khích mặc lễ phục Phật tử (áo nâu, áo lam) khi tham dự lễ.

- Về quy định trong thời gian giảng pháp: Quý du khách và Phật tử hoan hỉ giữ im lặng, không sử dụng điện thoại trong toàn bộ thời gian giảng pháp và hạn chế di chuyển; tuân thủ theo hướng dẫn của Ban Tổ chức tại sự kiện.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.