Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

Chủ nhật, 23/01/2022 | 06:00
0
Con số thiệt hại về người ở mức đáng kinh ngạc tại Mỹ, với hơn 860.000 ca tử vong và hơn 69 triệu tổng số ca nhiễm bệnh. 

Hai năm kể từ khi ca nhiễm Covid-19 lần đầu tiên được xác nhận tại nước Mỹ, đại dịch đã diễn biến cực kỳ phức tạp mà không ai lường trước được hết.

Từ lúc ghi nhận ca nhiễm đầu tiên cho đến khi trở thành đại dịch

Vào ngày 15/1/2020, một du khách 35 tuổi từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về Mỹ và có các triệu chứng ốm như ho, sốt. Anh ta đã nắm được thông tin cảnh báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) về sự bùng phát của một loại vi-rút corona mới tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nên bốn ngày sau đó đã tới điều trị tại một phòng khám chăm sóc khẩn cấp ở quận Snohomish, bang Washington. Cho đến ngày 21/1/2021, CDC đã chính thức xác nhận đây là trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ghi nhận Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi-rút có thể đã lây lan ở Mỹ từ tháng 12 /2019. 

Sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên tại bang Washington, CDC đã trấn an với người dân rằng rủi ro “vẫn ở mức thấp tại thời điểm này”, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy có sự lây nhiễm vi-rút giữa người với người, tuy nhiên “chưa rõ vi-rút này lây nhiễm giữa người với người dễ dàng ở mức độ như thế nào”. Tổng thống Donald Trump cũng chia sẻ qua hãng tin CNBC rằng: “Đó là một người đến từ Trung Quốc. Nó đang trong tầm kiểm soát của chúng tôi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi”.

Thế giới - Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

Trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) Covid-19 tại Trung tâm Y tế United Memorial, ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ vào ngày 11/12/2020. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, vào ngày 31/1/2020, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ đã xác nhận một thông tin làm dấy lên nỗi sợ hãi trong công chúng: Mọi người có thể bị nhiễm và lây lan vi-rút dù chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Theo đó, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Helen Chu tại Seattle Flu Study (Mỹ) cho biết “Nhóm đã xác định trường hợp Covid-19 khác là một thanh niên 15 tuổi không đi du lịch gần đây. Điều này cho thấy vi-rút đang lây lan trong cộng đồng”.

Vào cuối tháng 2/2020, Tiến sĩ Nancy Messonnier, một quan chức cấp cao của CDC, đã cảnh báo rằng việc kiểm soát vi- rút bằng các biện pháp hạn chế biên giới quốc gia là không còn khả thi nữa. Bà cho rằng sự lây lan của cộng đồng sẽ xảy ra tại Mỹ và câu hỏi trọng tâm vào thời điểm đó là “có bao nhiêu người ở đất nước này sẽ bị bệnh nặng”.

Đến ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch toàn cầu. Nước Mỹ đã nhanh chóng đóng cửa biên giới đối với du khách từ nhiều nơi trên thế giới và yêu cầu người dân ở trong nhà, một số người vẫn cho rằng sẽ chỉ là một vài tuần "giãn cách xã hội".

Xuất hiện các biến thể mới

Vào thời điểm mùa xuân năm 2021, khi các ca nhiễm mới có dấu hiệu giảm và vắc-xin được bao phủ rộng, nước Mỹ đã bắt đầu giảm đi mức độ cảnh giác. Theo đó, CDC thông báo những người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ không cần đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động trong nhà. Vào ngày 4/7/2021, Tổng thống Joe Biden cho biết nước Mỹ "đang tiến gần hơn bao giờ hết tới ngày tuyên bố độc lập với vi-rút chết chóc". Tuy nhiên biến thể Delta đã bùng phát và gây ra một làn sóng bệnh dịch mới vào tháng 7.

Biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn gấp hai lần so với các biến thể trước, gây ra bệnh nặng ở những người chưa tiêm chủng. CDC đã buộc phải thay đổi các quy định vốn từng được nới lỏng, rằng tất cả mọi người bất kể tình trạng tiêm chủng cần thực hiện đeo khẩu trang ở khu vực mà biến thể Delta có khả năng lây truyền cao.

Thế giới - Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên (Hình 2).

Một cửa hàng CVS ở quận Brooklyn, bang New York (Mỹ) thông báo không còn các xét nghiệm Covid-19 tại nhà để bán vào ngày 21/12/2021. Ảnh: CNBC.

Vào tháng 11/2021, sự xuất hiện của biến thể Covid-19 Omicron được báo cáo lần đầu tại Nam Phi là một cú sốc với tất cả mọi người, vốn đã “mệt mỏi” vì phải chống chọi với đại dịch suốt thời gian dài và đang mong muốn trở lại cuộc sống bình thường sau 2 năm liên tiếp các hoạt động bị hoãn, hủy, phải làm việc tại nhà, thực hiện đeo khẩu trang và tiêm các mũi vắc-xin.

Bà Katriona Shea, đồng lãnh đạo một nhóm nghiên cứu mô hình dự báo đại dịch tại Mỹ, trích dẫn bản cập nhật mới nhất cho thấy làn sóng số ca mắc Omicron và số ca nhập viện có thể sẽ đạt đỉnh trước cuối tháng này.

Sự phát triển nhanh chóng của biến thể vi-rút và theo sau là những làn sóng lây nhiễm mạnh mẽ, từ Alpha đến Delta hay Omicron hiện tại, đã gây sức ép cho nhiều nhà lãnh đạo, các quan chức y tế công cộng cũng như các nhà khoa học. Tiến sĩ Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm (CIDRAP) tại Đại học Minnesota, nhận định rằng các đột biến của Covid-19 sẽ là ẩn số lớn, mang tính quyết định đến diễn biến của đại dịch trong tương lai.

Suốt 2 năm chìm trong dịch bệnh

Sau hai năm kể từ những diễn biến đầu tiên của Covid-19 được xác nhận, vi-rút hiện đã thâm nhập vào toàn bộ nước Mỹ với những làn sóng dữ dội chỉ trong khoảng thời gian ngắn mà không ai lường trước nổi.

Con số thiệt hại về người ở mức đáng kinh ngạc, với hơn 860.000 ca tử vong và hơn 69 triệu tổng số ca nhiễm bệnh. Chỉ trong tháng trước, đã có hơn 17,1 triệu trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận và 44.700 trường hợp tử vong do liên quan đến vi-rút được báo cáo.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, mỗi ngày nước Mỹ hiện ghi nhận trung bình hơn 736.000 ca nhiễm mới và hơn 1.800 ca tử vong.

Mặc dù nước Mỹ đang có các loại vắc-xin và phương pháp điều trị hiệu quả để chống lại Covid-19, nhưng những diễn biến của đại dịch trong tương lai vẫn sẽ phức tạp. Nguyên nhân do vi-rút có thể biến đổi thành các biến thể mới dễ lây truyền và trốn tránh được sự bảo vệ của vắc-xin. 

Tiến sĩ John Brownstein, nhà dịch tễ học tại Bệnh viện Nhi Boston, chia sẻ qua hãng tin ABC News ngày 21/1/2022: “Hai năm qua đã chứng kiến những tiến bộ mang tính đột phá như các phương pháp điều trị, vắc-xin và khả năng xét nghiệm. Những biện pháp này có tác động lớn trong việc ngăn chặn vi-rút, nhưng chúng ta vẫn đang ghi nhận ​​một trong những mức tăng tồi tệ nhất cho đến nay”.

Thế giới - Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên (Hình 3).

Người dân xếp hàng chờ đợi tại một điểm tiêm chủng ở bang Washington.DC, Mỹ vào ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP.

Các nhà quan chức y tế công cộng đã gặp khó khăn trong nhiều tháng để thuyết phục những người còn e ngại với vắc-xin thực hiện tiêm chủng. Theo dữ liệu của CDC, sau hơn một năm khi vắc-xin lần đầu tiên được sử dụng tại Mỹ, hiện khoảng 67% người dân nước này từ 5 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ. 

Mặc dù hiệu quả của vắc-xin trong việc bảo vệ khỏi lây nhiễm Covid-19 sẽ giảm theo thời gian, nhưng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và tử vong. Tiến sĩ Helen Chu tại nhóm nghiên cứu Seattle Flu Study cho biết nước Mỹ đã chủ yếu dựa vào vắc-xin để ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút mà không chú trọng đến việc xét nghiệm hay đeo khẩu trang rộng rãi, vốn là những biện pháp quan trọng để kiểm soát một biến thể có khả năng tránh né miễn dịch như Omicron.

Ông nói: “Chúng ra đã biết rằng người bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần, trong khi chúng ta có những đột phá về vắc-xin, loại vi-rút này vẫn tiếp tục đột biến và tránh né miễn dịch trong thời gian dài”; “Thực sự đáng tiếc khi chứng khiến mọi người tử vong bởi một căn bệnh có thể phòng ngừa bởi vắc-xin”.

Những diễn biến trong tương lai

Tác động của biến thể Omicron đối với diễn biến đại dịch trong tương lai vẫn còn là một ẩn số. Theo quan điểm cổ điển, vi-rút tiến hóa để trở nên dễ lây lan, dễ tìm vật chủ nhưng gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. 

Bà Shea, giáo sư sinh học tại Đại học Bang Pennsylvania, nhận định: “Có nhiều lý do để cho rằng quan điểm đó là không đúng. Bởi sự đột biến ở Omicron là quá lớn, cho thấy vi-rút còn rất nhiều không gian để biến đổi”. Theo đó, biến thể Omicron có tới 32 đột biến ở protein gai (thành phần giúp vi-rút bám vào tế bào cơ thể), các đột biến làm cho kháng thể do vắc-xin tạo ra khó ngăn chặn sự lây nhiễm hơn.

Các bác sĩ và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi, nơi đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện Omicron, cho biết số ca nhiễm biến thể này đạt đỉnh nhưng sau đó giảm nhanh chóng, nó thể hiện một quỹ đạo khác biệt đáng kể so với những chủng trước đây. Tỷ lệ nhập viện và tử vong tại khu chăm sóc tích cực (ICU) tại Bệnh viện Học thuật Steve Biko (Nam Phi) ở mức thấp, cho thấy mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh đã giảm.

Các nhà nghiên cứu viết: “Nếu mô hình này diễn ra trên toàn cầu, chúng ta có khả năng sẽ chứng kiến sự khác biệt hoàn toàn giữa tỷ lệ ca bệnh và ca tử vong, cho thấy rằng Omicron có thể là dấu hiệu kết thúc của đại dịch Covid-19, chuyển sang giai đoạn trở thành bệnh đặc hữu".

Bà Jennie Lavine, một nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ sinh học Karius, cho biết theo thời gian vi-rút có thể sẽ giảm tác động đến xã hội khi khả năng miễn dịch cộng đồng được nâng cao.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO, đã cảnh báo vào đầu tuần này rằng đại dịch sẽ  “chưa thể kết thúc”, các biến thể mới vẫn có khả năng xuất hiện và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

Hà Thanh (theo CNBC, ABC News)

Mỹ xuất 400 triệu khẩu trang N95 từ kho dự trữ để phát miễn phí cho người dân

Thứ 5, 20/01/2022 | 17:26
Trong tuần tới, Mỹ sẽ cấp phát miễn phí 400 triệu khẩu trang N95 cho người dân. Mỗi người sẽ được nhận 3 khẩu trang.

Omicron khiến chuỗi cung ứng thực phẩm ở Mỹ thêm căng thẳng

Thứ 6, 07/01/2022 | 20:04
Tình trạng các kệ hàng trống trơn vẫn chưa được lấp đầy làm dấy lên mối lo ngại khác trong các nhà sản xuất thực phẩm và bán lẻ Mỹ.

Mỹ lập kỷ lục buồn: Hơn 1 triệu ca mắc Covid-19 trong 24 giờ

Thứ 3, 04/01/2022 | 16:12
Hơn 1 triệu người ở Mỹ được chẩn đoán mắc Covid-19 vào ngày 3/1. Đây là mức cao kỷ lục mà chưa có quốc gia nào khác ghi nhận kể từ đầu đại dịch (đầu năm 2020).
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.