Thư ngỏ
Kính gửi:
- Ông Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định
- Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND Tỉnh Nam Định
- Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex
- Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex
Suốt hơn một thế kỷ qua, Nhà máy Dệt (NMD) Nam Định là nơi gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người dân Thành Nam, gắn liền với hồi ức về các giai đoạn lịch sử, thời thuộc địa và thời độc lập, thời chiến và thời bình.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn được nhiều người biết đến khi khởi xướng những chương trình từ thiện, trong đó có "Bữa cơm có thịt" cho trẻ vùng cao, khó khăn.
Trong nhiều thế hệ, cuộc sống của đa số các gia đình người dân Thành phố Nam Định gắn liền với thăng trầm của NMD. Lịch sử NMD Nam Định là lịch sử thu gọn của giai cấp công nhân Việt, với tất cả những vất vả, hy sinh, bi tráng, hào hùng.
Không chỉ người dân Nam Định mà người dân các vùng khác nhau của đất nước có những hồi ức, kỷ niệm và tình cảm sâu đậm với NMD và Thành phố Dệt.
Vì vậy, dễ hiểu tại sao việc di dời Nhà Máy Dệt, và kèm theo đó là dỡ bỏ (theo từng giai đoạn) khu Nhà máy hiện nay, quy hoạch lại để xây dựng các công trình khác, đem lại những xúc động cho rất nhiều người Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau, nhất là những người trực tiếp gắn bó với nhịp sống của Thành phố Dệt qua các thời kỳ.
Trong quá trình phát triển đô thị, việc quy hoạch lại và chuyển đổi địa điểm cơ sở sản xuất công nghiệp là khó tránh khỏi. Sử dụng diện tích NMD cho các mục đích khác, nếu góp phần để Nam Định phát triển năng động hơn, hiện đại hơn, là điều cần làm.
Mặt khác, lưu giữ lại các hiện vật về lịch sử xuyên suốt ba thế kỷ của NMD Nam Định, cùng với nó là ký ức về lịch sử hình thà