Phát hiện sinh vật 1.300 chân, không có mắt, sống sâu trong lòng đất

Phát hiện sinh vật 1.300 chân, không có mắt, sống sâu trong lòng đất

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 18/12/2021 06:26

Sinh vật nhiều chân nhất hành tinh được phát hiện ở độ sâu 60 m dưới mặt đất, tại một khu vực thuộc Tây Australlia.

Paul Marek, nhà côn trùng học tại Đại học Bách khoa Virginia, Mỹ, cùng đồng nghiệp vừa phát hiện loài cuốn chiếu mới ở sâu trong lòng đất có tên là Eumilipes persephone. Loài vật này được đặt tên theo Persephone, con gái thần Zeus bị thần Hades đưa xuống địa ngục.

Theo Live Science, đây là loài bò sát chân đốt thuộc nhóm Millipede với mẫu vật nhiều chân nhất là 1.306 chân, phá vỡ kỷ lục hiện tại.

Đời sống - Phát hiện sinh vật 1.300 chân, không có mắt, sống sâu trong lòng đất

Phần đầu của loài cuốn chiếu Eumilipes persephone.

"Kỷ lục gia" mới không có mắt, cơ thể trông giống sợi chỉ với chiều dài gấp gần 100 lần chiều rộng. Chiếc đầu hình nón có những sợi râu lớn giúp chúng định hướng trong thế giới tối tăm và bị pheromone chi phối. Eumilipes persephone cũng có một chiếc miệng tối ưu hóa cho việc ăn nấm.

Marek cho biết, rất khó để đếm chân của loài này vì chúng có xu hướng cuộn lại giống một chiếc lò xo. Số lượng chân cũng hé lộ tuổi thọ của Eumilipes persephone và Marek cho rằng sinh vật này sống cực kỳ lâu.

Trong suốt thời gian sinh sống, cuốn chiếu phát triển ổn định và mọc thêm các khúc thân, gọi là vòng. Các nhà khoa học có thể đếm những khúc này giống như đếm vòng cây để xác định độ tuổi tương đối giữa các cá thể cùng loài.

Đời sống - Phát hiện sinh vật 1.300 chân, không có mắt, sống sâu trong lòng đất (Hình 2).

Một con Eumilipes persephone 1.306 chân. Ảnh: Scientific Reports.

Marek phân tích tổng cộng 4 mẫu vật gồm 2 con đực và 2 con cái. Tất cả đều có chiều dài khác nhau, do đó độ tuổi cũng khác nhau. Con ngắn nhất có 198 đốt và 778 chân trong khi con dài nhất có 330 đốt và 1.306 chân. Dựa trên đặc trưng bổ sung thêm các đoạn cơ thể theo thời gian cho thấy Eumilipes persephone thường sống được từ 5 đến 10 tuổi, trong khi vòng đời thông thường của các loài Millipede khác chỉ kéo dài 2 năm.

Eumilipes persephone được phát hiện ở độ sâu 60m dưới mặt đất, tại vùng khai thác khoáng sản Goldfields ở Tây Australia. Các công ty tìm kiếm niken và coban khoan những lỗ hẹp và sâu, thường từ 20 m đến 100 m. Nếu không tìm thấy những kim loại này, miệng hố sẽ bị bịt lại rồi bỏ không.

Nhóm nhà côn trùng học nảy ra ý tưởng lấy mẫu từ các lỗ khoan này, tận dụng cơ hội để quan sát các hệ sinh thái dưới lòng đất. Bằng cách đưa cốc chứa lá cây đang phân hủy và vật chất vụn khác xuống những độ sâu nhất định rồi đợi vài tuần để lấy lên, họ có thể thu được mẫu về nhóm sinh vật đa dạng sống sâu dưới lòng đất. Loài nhiều chân nhất hành tinh đã được phát hiện theo cách như vậy.

Nhiều người cho rằng những sinh vật sống sâu trong lòng đất hoàn toàn tách biệt với sinh vật bên trên, tuy nhiên thực chất chúng lại đóng vai trò sinh thái quan trọng gắn liền với sự sống trên mặt đất. Các sinh vật phân hủy dưới lòng đất giúp tái chế chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật phía trên. Những lớp đất sâu nơi chúng sinh sống cũng giúp lọc chất độc từ nước uống.

Tuy nhiên, giới khoa học vẫn biết rất ít về thế giới ngầm này. "Vẫn còn rất nhiều sinh vật đa dạng ngoài kia và chúng ta vẫn chưa có bức tranh đầy đủ. Chúng ta biết quá ít về cuộc sống dưới bề mặt Trái đất'', nhà côn trùng học Paul Marek nói.

Minh Hoa (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.