Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đội ngũ IT đông đảo

Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đội ngũ IT đông đảo

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 6, 12/11/2021 | 06:45
0
Ứng dụng của Chính phủ số rất đa dạng dẫn đến thách thức trong quy trình nâng cấp cũng như cập nhật những bản mới và việc vá các “lỗ hổng” còn gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ số cần tiêu chuẩn IT cao

Trong khuôn khổ Hội thảo diễn đàn cấp cao diễn ra vào chiều 11/11 với chủ đề “Xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Nguyễn Minh Hải - chuyên gia vấn giải pháp Fortinet Việt Nam đã có những chia sẻ về giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho chính phủ số.

Ông Hải cho rằng, Việt Nam có lợi thế lớn vì nhu cầu của người dùng cao, Nhà nước có các khoản ngân sách được chi để đầu tư bảo mật, bảo vệ cho hạ tầng quan trọng. Đồng thời, hiện nay Nhà nước cũng có các tài chế, pháp chế khen thưởng cần thiết để duy trì an toàn an ninh thông tin giữa các ban, bộ ngành.

Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh chuyên môn, ông Hải lại đánh giá “để phát triển Chính phủ số đòi hỏi một đội ngũ IT đông đảo, trình độ chuyên môn rất cao trong khi đó đội ngũ nhân lực vận hành IT của Việt Nam còn khá mỏng, trình độ nhân lực còn hạn chế”.

Kinh tế vĩ mô - Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đội ngũ IT đông đảo

Toàn cảnh Hội thảo diễn đàn cấp cao

Cùng với đó, chính sách an toàn an ninh thông tin giữa các bộ ban ngành hiện nay chưa thống nhất, còn nhiều lỏng lẻo và chưa đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn IT. Bên cạnh đó thì ứng dụng của Chính phủ số rất đa dạng dẫn đến thách thức trong quy trình nâng cấp cũng như cập nhật những bản mới và việc vá các “lỗ hổng” còn gặp nhiều khó khăn.

Qua nghiên cứu đánh giá, vị chuyên gia nhận định vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần đưa ra những chính sách có chiến lược hoạt động liên tục, có tính sẵn sàng vận hành cao và phòng chống thảm họa có thể xảy ra, luôn có phương án dự phòng phù hợp cho từng hoàn cảnh.

Cùng với đó trang bị các giải pháp bảo mật, bảo vệ người dùng, xây dựng và giám sát thực thi các bộ chính sách về an ninh thông tin thống nhất và xuyên suốt giữa các bộ ban ngành. Giám sát liên tục hoạt động của các hệ thống bảo mật an ninh thông tin và thu thập lưu trữ những thông tin về toàn bộ hệ thống an ninh thông tin phục vụ việc giám sát phát hiện, điều tra và xử lý sự cố.

Ngoài ra, cần định kỳ thực hiện các bài kiểm tra dò quét các lỗ hổng trên các máy chủ, website, trên các thiết bị mạng để kịp thời phát hiện ra các lỗ hổng.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Giải pháp Schneider Electric Việt Nam nhìn nhận, thời gian qua, đại dịch Covid-19 kéo dài đã tác động rất lớn đến mọi khía cạnh của đời sống. Trong đó, có việc đẩy mạnh nhu cầu sử dụng công nghệ số của người dân.

Kinh tế vĩ mô - Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đội ngũ IT đông đảo (Hình 2).

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Giải pháp Schneider Electric Việt Nam

Cụ thể, tốc độ số hóa trở nên rất nhanh, phát triển hoàn toàn tự nhiên, trở thành nhu cầu của toàn xã hội như: học từ xa, giám sát từ xa, làm việc từ xa,... Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao vì nhu cầu kết nối thông tin, kết nối vạn vật, tiếp cận từ xa từ các thiết bị điện tử thông dụng được người dân đặc biệt quan tâm.

“Trong hai năm vừa qua, đại dịch Covid-19 càng tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ số, tiến xa hơn là phát triển Chính phủ số tại Việt Nam. Nhưng bên cạnh điều kiện phát triển, Việt Nam hiện đang đối mặt với những thách thức đi kèm” ông Tuấn Anh chia sẻ.

Phân tích sâu hơn về những thách thức đặt ra, ông Tuấn Anh cho rằng dưới tác động cuả dịch bệnh đã khiến chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam bị đứt gãy, thiếu vật tư, vật liệu đã đẩy giá thành các dự án lên cao, giá thành đầu tư tăng, dự án kéo dài, chi phí sản xuất lớn.

Cùng với đó, ông cho rằng vấn đề nhân sự cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc thiếu nhân công trong các chuỗi sản xuất, thiếu nhân lực kỹ thuật cao, những chuyên gia nước ngoài không thể di chuyển đến Việt Nam, hạn chế tiếp cận triển khai dự án dẫn tới mất cân đối và quá trình sản xuất bị đình trệ.

Theo đó, ông Tuấn Anh cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nhân lực, đội ngũ vận hành an ninh thông tin để nâng cao trình độ tay nghề. Mặt khác, cần trang bị các công nghệ, các giải pháp có khả năng phân tích chủ động, phát hiện tấn công mạng.

Đặc biệt, tấn công phức hợp nhằm thu ngắn thời gian xử lý các cuộc tấn công có chủ đích và xây dựng bộ quy trình xử lý nhanh chóng sự cố, giảm thiểu thiệt hại và thời gian ngưng trệ hệ thống.

Chính phủ số và câu chuyện đổi mới tư duy phát triển

Thứ 5, 11/11/2021 | 17:20
Dù ở hoàn cảnh khó khăn vì dịch nhưng Chính phủ vẫn cung cấp được các dịch vụ trực tuyến gắn kết xã hội, sau dịch bệnh, vai trò của Chính phủ số sẽ tiếp tục duy trì.
Cùng tác giả

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.

Hụt thu mảng năng lượng, lợi nhuận của Hà Đô đi lùi quý đầu năm 2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 18:08
Kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Hà Đô báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 264 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.