Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 17/06/2022 | 09:06
0
Xây dựng và phát triển đô thị thông minh dù được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương tuy nhiên còn chưa có nhiều tiến bộ rõ nét trên nhiều góc độ.

41/63 địa phương xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh

Phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một xu hướng mới trên thế giới, đã và đang được nhiều quốc gia tổ chức triển khai thực hiện.

Tại Việt Nam, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đô thị thông minh đã được ban hành tại các Nghị quyết của Đảng và Đề án của Chính phủ.

Về kết quả triển khai xây dựng và phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết: “Đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh.

17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh.

17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: giáo dục thông minh, y tế thông minh…”

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển.

Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng nhìn một cách tổng thể, các địa phương hiện nay mới bước đầu tập trung nhiều về ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh, trong khi các nội dung về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý xây dựng đô thị thông minh chưa thực sự được chú trọng.

Có rất ít các dự án đô thị thông minh có cách tiếp cận toàn diện với mục tiêu hướng tới không chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề cấp thiết của đô thị mà xa hơn là hướng tới một quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là những bứt phá trong hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đối tác đầu tư.

Tại nhiều địa phương, việc đặt mục tiêu con người ở vị trí trung tâm dường như còn mang tính khẩu hiệu, biểu tượng, điển hình là vai trò của người dân trong việc tham gia hoạch định, vận hành các đô thị thông minh còn hạn chế; tính kết nối, chia sẻ giữa những đô thị chưa cao, mức độ hội nhập quốc tế còn yếu; việc huy động và phát huy các nguồn lực của xã hội còn thiếu bài bản.

“Mặc dù đã có sự vào cuộc của các bộ, ngành trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển đô thị thông minh, song nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến đô thị thông minh còn chưa đồng bộ và thiếu tính liên ngành;

Quy chế thí điểm quản lý đầu tư phát triển đô thị thông minh, tiêu chí đánh giá khu đô thị mới thông minh chưa được thống nhất ban hành; tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ; sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế; nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế” - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận.

Cùng quan điểm, TS Trần Quốc Thái – Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, các nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị thông minh còn chưa có nhiều tiến bộ rõ nét trên nhiều góc độ.

Thứ nhất, thiếu cảnh báo sớm để hạn chế các thiệt hại, thiên tai, bão lũ, cũng như đề xuất các khuyến nghị, giải pháp, các vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Thứ hai, những nỗ lực để kiểm soát và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đô thị như cây xanh, mặt nước tự nhiên, nỗ lực để đô thị xanh hơn, sạch hơn, đáng sống hơn, bền vững hơn chưa nhiều.

Thứ ba, các giải pháp để đa dạng hóa nguồn lực cho thực hiện các ý tưởng, sáng kiến, nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị thông minh chưa nhiều, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực từ ngân sách.

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai (Hình 2).

Việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh ở nhiều địa phương còn thiếu cảnh báo sớm để hạn chế các thiệt hại, thiên tai, bão lũ.

Chú trọng vào yếu tố giải pháp

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc cụ thể hóa chiến lược xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng đô thị thông minh, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông, tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, bên cạnh quyết tâm chính trị của lãnh đạo, thì việc thay đổi trong 6 vấn đề đã đưa tỉnh Thừa Thiên-Huế là địa phương có những kết quả bước đầu trong chiến lược phát triển đô thị thông minh.

Thứ nhất, đó là thay đổi phương thức kết nối người dân với cơ quan Nhà nước từ đa điểm đến còn 1 điểm.

Thứ hai, chính quyền thay đổi cách thức nắm bắt thông tin để giải quyết vấn đề, từ văn bản giấy sang sử dụng dữ liệu số.

Thứ ba, ứng dụng quy trình xử lý số.

Thứ tư, thay đổi phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan.

Thứ năm, phát huy quyền làm chủ, giám sát của người dân.

Thứ sáu, sử dụng công nghệ phù hợp với thực tiễn...

Cũng theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế, tất cả các phương pháp trên đều được áp dụng, tích hợp thống nhất trong tỉnh. Đánh giá bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định và là cơ sở cho hoạch định phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới.

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai (Hình 3).

Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng đô thị thông minh tại địa phương. 

Liên quan đến hệ thống giao thông trong đô thị thông minh, ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, hệ thống giao thông thông minh không những giúp giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội.

Tuy vậy hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đô thị loại đặc biệt vẫn còn tồn tại các vấn đề nêu trên và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.

Chỉ ra một số giải pháp, ông Phạm Hoài Chung cho biết: "Để giảm ùn tắc giao thông, cần tập trung các giải pháp như triển khai các hệ thống ứng dụng tự động về thu phí, kiểm soát tải trọng, kiểm soát khí thải; hạn chế phương tiện cá nhân, tập trung và tăng cường giao thông công cộng.

Cùng với đó là nâng cấp các trung tâm quản lý điều hành giao thông hiện nay; nâng cấp hệ thống dữ liệu thông tin giao thông, điều khiển giao thông và hỗ trợ xử lý vi phạm giao thông (thời gian thực). Trong đó trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thiết kế, điều khiển tín hiệu giao thông tại các nút giao.

Tăng cường các loại nút giao thông thông minh có chu kỳ điều khiển thay đổi phù hợp với lưu lượng, hoặc tổ chức điều khiển đèn tín hiệu liên thông trên một trục đường, tiến tới là toàn mạng lưới".

Chính quyền điện tử phải gắn liền với phát triển đô thị thông minh

Thứ 5, 16/06/2022 | 20:48
Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử là một trong những việc làm tiên quyết để tiến tới xây dựng đô thị thông minh.

Công nghệ không phải yếu tố quan trọng nhất của đô thị thông minh

Thứ 6, 15/04/2022 | 19:57
Để phát triển đô thị thông minh cần tích hợp nhiều vấn đề như hành lang pháp lý, nguồn lực về tài chính, con người và đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân.

"Không thể kỳ vọng áp dụng đô thị thông minh cho tất cả các đô thị"

Thứ 4, 10/11/2021 | 16:38
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho hay, đô thị hoá có một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của KT-XH.
Cùng tác giả

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.

Để Điện Biên là mảnh đất “màu mỡ” cho doanh nghiệp

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Điện Biên xác định đẩy mạnh mời gọi thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn lớn với nhiều dự án triển vọng.
Cùng chuyên mục

Quốc hội dự kiến Kỳ họp thứ 7 khai mạc ngày 20/5, xem xét nhiều nội dung

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:12
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát...

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:02
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 128,8km.

Đề xuất giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên phạm tội

Thứ 4, 17/04/2024 | 12:47
Tòa án nhân dân tối cao đề xuất giảm mức phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với quy định tại Bộ luật Hình sự.

Quy định cụ thể hơn các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Thứ 3, 16/04/2024 | 18:39
Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng việc quy định này nhằm tạo sự minh bạch và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:22
UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan theo dõi sát biến động cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.