Phục hồi đứt gãy chuỗi cung ứng ngành chế biến chế tạo, cần làm gì?

Phục hồi đứt gãy chuỗi cung ứng ngành chế biến chế tạo, cần làm gì?

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 2, 27/09/2021 | 13:11
0
Điều cần thiết là thay đổi quan điểm chống dịch và kế hoạch chống dịch phải đồng bộ nhất quán mới có thể mở cửa trở lại.

Trên đây là một trong những kiến nghị từ các chuyên gia từ Trường ĐH Kinh tế quốc dân trong chương trình Tọa đàm Tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội diễn ra vào sáng ngày 27/9, nhằm khắc phục việc đứt gãy chuỗi cung ứng các ngành kinh tế, trong đó có chế biến chế tạo, đã bị tác động mạnh mẽ do đại dịch COVID-19.

Chuỗi cung ứng ngành bị tác động mạnh mẽ nhất ở khu vực đầu mối

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 122.338 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đang hoạt động, chiếm 87,9% số doanh nghiệp ngành công nghiệp và chiếm 15,1% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. 

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp chế biến, chế tạo tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 4.225 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp chế biến, chế tạo hoàn tất thủ tục giải thể là 1.138 doanh nghiệp, tăng 29,8%.

Do tác động của COVID-19, có thể thấy việc duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp là vô cùng khó khăn, vì vậy, chuỗi cung ứng ngành chế tạo chế biến được nhận định đã bị gián đoạn một phần.

Trong đó, tác động này là mạnh mẽ nhất vào tháng 8 với các đầu mối lớn là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Theo chuyên gia từ ĐH Kinh tế Quốc dân, các chỉ số Tổng cục Thống kê cho thấy công đoạn hạ nguồn của chuỗi cung ứng (xuất khẩu và bán lẻ) đang bị thu hẹp; công đoạn thượng nguồn (nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện) có xu hướng mở rộng.

Sở dĩ xảy ra sự đối lập này là do các nhà sản xuất (nhập khẩu) vẫn phải tiếp tục thực hiện các hợp đồng ký kết trước đó. Trong hoàn cảnh các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ (chỉ số sản xuất thấp, chỉ số sử dụng lao động thấp, đặc biệt là rất thấp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương). 

Hơn nữa, hoạt động vận tải bị đình trệ (một phần có thể do chi phí vận tải cao, hoạt động vận tải hoạt động dưới công suất do dịch) thể hiện ở chỉ số vận tải trong nước và quốc tế đều giảm mạnh. 

Bức tranh trên phản ánh một số điểm tắc nghẽn chính trong các chuỗi cung ứng, và có thể để lại một số hậu quả cần giải quyết trong năm 2022.

Cần quyết liệt hơn trong việc thực hiện những giải pháp phục hồi

Tại Toạ đàm, các chuyên gia cũng đưa ra một số nguyên nhân chung dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng ngành, từ đó tập trung đưa ra những ý kiến đóng góp trên cơ sở theo dõi và nghiên cứu những biến chuyển của thị trường, xã hội.

Bên cạnh nguyên nhân giãn cách xã hội dài ngày, các chuyên gia còn cho rằng quan điểm "lấy phòng hơn chống" trong phòng dịch gây ra thực trạng bị động, không giải quyết kịp thời những khó khăn.

Từ đó, điều đầu tiên chúng ta cần làm là thay đổi quan điểm chống dịch và kế hoạch chống dịch phải đồng bộ nhất quán mới có thể mở cửa trở lại. 

Dẫn chứng theo kinh nghiệm của các nước phương Tây và Mỹ, các chuyên gia cho rằng việc họ chấp nhận đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng ngay từ đầu, hay tiêm vắc-xin để sinh kháng thể để đạt được tỉ lệ miễn dịch cộng đồng, dẫn đến việc họ chỉ cần chuyển đổi hệ thống y tế sang chữa bệnh cho số bị nhiễm. Do đó, nền kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu, chọn giải pháp ít tốn kém, ảnh hưởng đến kinh tế nhất có thể.

Tiếp theo, cũng tồn tại nguyên nhân một số chuỗi hàng điện tử, ô tô… thiếu linh kiện và chip trên toàn cầu dẫn đến việc thiếu nguồn cung trên toàn cầu. Mặc dù nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi thêm chi phí phòng chống dịch nhưng cũng không cải thiện được tình hình.

Vậy nên, các chuyên gia cũng hy vọng Chính phủ và chính quyền các địa phương, thành phố một mặt phải có chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp (thuế, lãi suất, mặt bằng, các khoản phí và lệ phí...) để khôi phục lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh “sống chung với dịch”.

Bên cạnh đó, một số giải pháp khác cũng được đưa ra để bàn bạc như loại bỏ các thủ tục hành chính làm đứt gãy chuỗi cung ứng từ Trung ương tới địa phương, không xử lý vội vàng không tuân theo quy luật kinh tế thị trường gây mất niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần khôi phục lại nguồn nhân công là lợi thế cạnh tranh hiện hữu và thực hiện mọi chính sách an sinh xã hội đảm bảo nơi ăn chốn ở an toàn mùa dịch.

Đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp

Thứ 3, 21/09/2021 | 19:48
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản.

Làm gì để khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng?

Chủ nhật, 15/08/2021 | 16:06
Đã có trên 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Diễn biến phức tạp của đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế và gây ngưng trệ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Công nghiệp chế biến, chế tạo “hút” đầu tư nước ngoài

Thứ 2, 04/09/2017 | 18:00
Trong 8 tháng năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.