Phục hồi ngành du lịch: Càng chậm trễ càng "hụt hơi"

Phục hồi ngành du lịch: Càng chậm trễ càng "hụt hơi"

Lê Mạnh Quốc

Lê Mạnh Quốc

Thứ 3, 23/11/2021 19:15

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, việc mở cửa ngành du lịch cần có chính sách rõ ràng, rành mạch hơn nữa, thời gian cụ thể hơn nữa, đồng bộ, xuyên suốt.

Nếu chậm trễ sẽ mất đi cơ hội và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc thích ứng ăn toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nhằm phục hồi hoạt động kinh tế-xã hội là một chủ trương đúng đắn và hết sức phù hợp đối với bối cảnh hiện nay.

Chính vì vậy, việc mở lại đường bay thương mại quốc tế là một trong những việc hết sức cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn thời điểm cuối năm khi nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là của Việt kiều, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, quay trở về đất nước rất cao.

Kinh tế vĩ mô - Phục hồi ngành du lịch: Càng chậm trễ càng 'hụt hơi'

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh nếu chậm trễ trong việc mở lại thị trường bay quốc tế thì không những mất đi cơ hội thu hút khách vào đúng thời điểm mà còn chậm trễ trong việc phục hồi những lĩnh vực khác. 

Bên cạnh đó, ông Khánh cũng cho rằng việc triển khai mở lại đường bay thương mại quốc tế sẽ là giải pháp cho ngành du lịch cũng như ngành hàng không phục hồi sau thời gian dài bị tác động nặng nề bởi đại dịch.

“Đặc biệt với ngành du lịch, chúng ta đang triển khai đón khách du lịch quốc tế, được Chính phủ cho phép và nếu tổ chức được các chuyến bay thương mại thường lệ thì sẽ giúp cho hoạt động thí điểm này đạt được kết quả tốt hơn, tiến đến triển khai mở lại hoàn toàn việc đón khách du lịch quốc tế như trước thời điểm xảy ra dịch bệnh.

Nếu chúng ta chậm trễ trong việc mở lại thị trường bay quốc tế thì không những chúng ta mất đi cơ hội thu hút khách vào đúng thời điểm mà còn chậm trễ trong việc phục hồi những lĩnh vực khác và cao hơn nữa là chúng ta sẽ mất đi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của nền kinh tế Việt Nam”, lãnh đạo Tổng cục Du lịch nhấn mạnh.

Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu khôi phục ngành du lịch trong năm 2022

Chia sẻ góc nhìn thực tế của Tp. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển du lịch và cũng bị tác động nặng nề nhất trong thời gian qua, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ mục tiêu của TP trong năm 2022 là khôi phục ngành du lịch cùng với các dịch vụ kèm theo.

Theo đó, Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động khôi phục lại các hoạt động của ngành, đồng thời khôi phục lại thị trường du lịch khách quốc tế tại TPHCM. Từ tháng 10/2021, Sở Du lịch đã tham mưu với UBND Thành phố xây dựng kế hoạch phục hồi du lịch thích ứng với dịch Covid-19 với những giai đoạn cụ thể.

“Năm 2022, trong giai đoạn 3 với mục tiêu là khôi phục lại toàn bộ hoạt động du lịch, không có giới hạn về quy mô cũng như các dịch vụ đi kèm, chúng tôi xác định những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện.

Thứ nhất là đánh giá lại hiệu quả của giai đoạn 1 và 2 để có những kế hoạch, bước đi phù hợp với điều kiện tình hình hiện tại.

Thứ hai là sẽ tham mưu với UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh Covid-19 trong ngành du lịch để cho các đơn vị trong ngành có khung, tiêu chí để áp dụng theo, bảo đảm an toàn của du khách đến với Tp. HCM.

Thứ ba là phối hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp quảng bá các thương hiệu trên tất cả các nền tảng, đặc biệt là chuyển đổi công nghệ số và đưa các thông tin đến với bạn bè quốc tế. Phương thức là đưa các sàn thương mại điện tử, công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp.

Thứ tư là xác lập, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng bản sắc, đặc trưng của Thành phố để thu hút khác du lịch đến với Thành phố trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Xây dựng, quảng bá điểm đến của Thành phố với giá trị cốt lõi là: Cởi mở, sống động, hứng khởi, hướng về tương lai”, bà Hiếu thông tin.

Kinh tế vĩ mô - Phục hồi ngành du lịch: Càng chậm trễ càng 'hụt hơi' (Hình 2).

UBND Tp. Hồ Chí Minh đang đề xuất với Bộ VHTT&DL, Chính phủ việc đón khách quốc tế trở lại từ tháng 12/2021 và sẽ không áp dụng việc cách ly đối với khách có hộ chiếu vắc-xin. 

Về phương án cụ thể, bà Hiếu cho biết TP đã xây dựng đề án đón khách quốc tế trở lại với các lộ trình, các giai đoạn, giải pháp cụ thể, đã trình xin ý kiến Bộ VHTT&DL, đang chờ phê duyệt. Trong lộ trình này, Sở Du lịch TP mong muốn có tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đón khách bảo đảm an toàn, hiệu quả nhất.

Đã nỗ lực nhưng liệu như vậy đã đủ?

Đánh giá cao về kế hoạch mở lại ngành du lịch của của Tổng cục Du lịch và Tp. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel cho rằng hững hoạt động vừa qua giúp du lịch Tp. Hồ Chí Minh bước đầu có nét hồi sinh trở lại. Tuy nhiên, ông Kỳ cũng đặt ra câu hỏi: “chúng ta cần đánh giá như vậy đã đủ chưa?”

Trả lời cho câu hỏi trên, Chủ tịch Vietravel cho biết: “Tôi cho rằng có lẽ chưa đủ. Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành 10 tiêu chí mở lại hệ thống dịch vụ, hạ tầng. Muốn mở cửa du lịch thì trước hết phải mở cửa về chính sách GTVT, đi lại, phải có tiêu chí rõ ràng, rành mạch để những người sử dụng phương tiện, những người muốn đi lại trong nước và nước ngoài hiểu được rõ ràng, rành mạch. Chúng ta đang thiếu điều này.

Thứ hai là mở lại dịch vụ. Mở lại dịch vụ tốt thì du lịch mới có khả năng hoạt động trở lại được vì du lịch có tính tổng hợp, mình nó không thể vận hành được mà phải có sự trợ giúp của cả hệ thống. Chúng tôi mong muốn sắp tới chính sách của Chính phủ sẽ mạnh mẽ hơn trong việc mở lại hệ thống dịch vụ, hạ tầng, đặc biệt là những cơ sở dịch vụ phục vụ cho cuộc sống và cho du lịch.

Chúng tôi mong muốn chính sách sắp tới cần rõ ràng, rành mạch hơn nữa, thời gian cụ thể hơn nữa, đồng bộ, xuyên suốt. Vừa qua do chưa đồng bộ, nên trong quá trình triển khai, các doanh nghiệp du lịch cũng gặp khó khăn.”

Theo đó, đề xuất giải pháp cho Tp. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quốc Kỳ chia sẻ: “Chúng tôi cũng hi vọng Chính phủ sẽ cho phép Tp. Hồ Chí Minh là điểm thứ 6 đón khách của cả nước, vì Thành phố đạt tỉ lệ tiêm chủng 2 mũi rất cao, 98% và đang triển khai tiêm mũi 3. Thành phố gần như đã đạt miễn dịch cộng đồng, nhiều người mắc hiện nay ở thể nhẹ.

Thứ hai, Tp. Hồ Chí Minh cũng nên mạnh dạn mở hệ thống cho bà con Việt kiều về, tiếp cận dịch vụ bởi như chúng tôi đánh giá lượng khách quốc tế về Việt Nam sắp tới từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022 chủ yếu là Việt kiều. Đây là nhu cầu chính đáng của bà con muốn về thăm quê hương sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch.

Thứ ba, Tp. Hồ Chí Minh cũng phải làm mới lại hình ảnh mình sau dịch bệnh, giúp mọi người hiểu được Thành phố đã an toàn, xứng đáng trở thành điểm đến của cả nước cũng như khách quốc tế từ nước ngoài đến”.

Kinh tế vĩ mô - Phục hồi ngành du lịch: Càng chậm trễ càng 'hụt hơi' (Hình 3).

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, các doanh nghiệp hàng không hay du lịch đều mong muốn chính sách phục hồi kinh tế sắp tới cần rõ ràng, rành mạch hơn nữa, thời gian cụ thể hơn nữa, đồng bộ, xuyên suốt. 

Về kế hoạch của hãng, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng Vietravel vừa là hãng du lịch, vừa là hãng hàng không. Theo đó, Vietravel đã chuẩn bị khá kỹ cho việc trở lại, bao gồm cả du lịch và hàng không.

“Đánh giá lượng khách quốc tế về Việt Nam sắp tới chủ yếu là Việt kiều. Vietravel đã mở cửa trở lại 4 văn phòng tại nước ngoài ở Mỹ, Pháp, Australia, Thái Lan, sắp tới là Singapore, để kiều bào đến đăng ký. Ngay từ tháng 11, chúng tôi đã tham gia vận chuyển khách du lịch, bao gồm cả kiều bào, 1 tháng được 4 chuyến.

Chúng tôi đánh giá nếu Chính phủ cho mở bay thương mại vào tháng 1/2022 thì lượng khách sẽ về rất đông, thuận lợi hơn cho lựa chọn đường về. Một vấn đề rất lớn cho kiều bào là về bằng cách nào, họ không có nhiều thông tin. Qua kênh này, chúng tôi hi vọng bà con có nhu cầu về có thể liên hệ với văn phòng Vietravel tại Pháp, Mỹ, Thái Lan… để có thông tin. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị rất kỹ cơ sở vật chất, hậu cần để đón bà con cũng như tổ chức tour, đầu tiên là thăm gia đình, sau đó là đi du lịch TPHCM tại nhiều điểm. Những điểm du lịch đó sẽ để lại cho bà con rất nhiều dấu ấn trong dịp xuân về sau 2 năm xa cách.

Vietravel cũng triển khai lại tất cả hệ thống văn phòng từ Bắc tới Nam, kết nối để chuyển đổi khách giữa các địa phương với nhau”.

Bên cạnh đó, tại Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch còn nhiều bất cập. Bộ VHTTDL cần sửa đổi quy định rằng: Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ về kế hoạch của các hãng hành không trong việc phục hồi ngành hàng không gắn với sự phục hồi của ngành du lịch tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thúy Bình - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air nhận định trong bối cảnh Việt Nam cũng như toàn thế giới chuyển sang vừa phòng chống dịch bệnh vừa khôi phục kinh tế thì hàng không có thể xem là một ngành tiên phong để dẫn dắt khu vực kinh tế và đặc biệt là khôi phục du lịch ở tất cả các nước. Bởi vì đây là phương tiện được ưu tiên lựa chọn bởi sự thuận tiện, an toàn cũng như quy trình để đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, bà Bình cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị rất lâu tất cả kế hoạch cho rất nhiều kịch bản khác nhau để có thể triển khai ngay lập tức sau khi dịch bệnh được kiểm soát cũng như được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.

Hiện nay Vietjet đã phối hợp cùng Tổng cục Du lịch cũng như các địa phương triển khai thí điểm các chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến Phú Quốc và Đà Nẵng từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Chúng tôi đã chuyên chở thí điểm được hơn 1.500 khách, trong đó có khách du lịch quốc tế cũng như kiều bào về Việt Nam du lịch, thăm nhà… Qua chương trình thí điểm này, chúng tôi đánh giá công tác chuẩn bị phối hợp của tất cả địa phương với hãng hàng không và công ty du lịch rất tốt; kết quả rất khả quan.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng ra các phiên bản web mới cũng như các nền tảng công nghệ mới để khách hàng có thể tiện lợi trong việc sử dụng dịch vụ online, tránh tiếp cận trực tiếp với nhân viên thì sẽ đảm bảo an toàn hơn. Ví dụ như, khách hàng có thể đặt vé online, đăng ký xét nghiệm, đăng ký khai báo y tế, khai báo di chuyển cũng như check-in online hoàn toàn.”

Về kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air đánh giá: “Chương trình mở rộng bay quốc tế của Chính phủ vừa rồi cũng là tín hiệu mừng và chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong giai đoạn khôi phục này.”

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.