Phục linh – vị thuốc quý giúp kiện tỳ, lợi thủy

Phục linh – vị thuốc quý giúp kiện tỳ, lợi thủy

Thứ 4, 20/06/2018 | 14:00
0
Phục linh (hay bạch phục linh) là một vị thuốc quý góp mặt trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền, chuyên dùng để chữa các chứng suy nhược, mệt mỏi, phù thũng, ngực bụng đầy chướng, kém ăn, mất ngủ, lo sợ…

Giới thiệu chung về Phục linh

Phục linh, hay còn gọi là bạch phục linh có tên khoa học Poria cocos Wolf họ nấm lỗ Polyporaceae. Phục linh là loại nấm có thể quả lớn, kí sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Nấm mang hình khối to nhỏ, không đều, có thể nặng tới 5kg. Loại nhỏ to bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ phục linh màu nâu đen, xù xì, mặt cắt bên trong lổn nhổn chứa các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Hiện nay nguồn Phục linh của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Phục linh – vị thuốc quý giúp kiện tỳ, lợi thủy

Phục linh

Bộ phận dùng

Phục linh chính là thể quả của nấm có hình dạng không đều nhau, đường kính có thể đạt từ 10 – 30cm. Loại phục linh trồng có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải từ 3 – 4 năm tuổi.

Phục linh được chia thành 4 loại chính:

- Phục linh bì: Vỏ ngoài của “củ” phục linh.

- Xích phục linh: lớp thứ hai sau phần vỏ, màu nâu hồng hoặc nâu nhạt.

- Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.

Phục linh – vị thuốc quý giúp kiện tỳ, lợi thủy (Hình 2).

Bạch phục linh

- Phục thần: Nếu nấm mọc xung quanh rễ, khi đào lên có rễ thông ở giữa thì gọi là phục thần.

Thành phần hóa học

Các thành phần hoạt chất chính có trong phục linh là β – pachyman – một polysacharid có tính kháng ung thư mạnh, các hợp chất triterpene (acid pachymic), ergosterol, cholin, histidine…

Tác dụng dược lý của phục linh

Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra phục linh có nhiều tác dụng dược lý quan trọng:

● Tác dụng lợi tiểu:

Dịch chiết phục linh có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu trên thỏ thực nghiệm.

● Tác dụng chống nôn:

Khả năng chống nôn của phục linh chủ yếu liên quan nhóm triterpene với hoạt chất điển hình là acid pachymic.

● Tác dụng kháng khuẩn:

Nước sắc phục linh có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu, enterococcus (chủng vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện), xoắn khuẩn (Spirochaeta).

● Thử lâm sàng chữa ung thư:

Dịch chiết phục linh dành cho các bệnh nhân ung thư giúp người bệnh ăn ngon hơn, nâng cao chức năng miễn dịch, bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả xạ trị với ung thư vòm họng… Theo một số tài liệu của Trung Quốc, phục linh còn giúp tăng cường miễn dịch, an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết... 

Tính vị, công năng, công dụng

Phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Phục linh được dùng để chữa bệnh trong nhiều trường hợp. Mỗi bộ phận của bạch linh đều có tác dụng rất riêng biệt:

- Phục linh bì tác dụng thiên về lợi tiểu, chống phù.

- Xích phục linh có tác dụng hành thủy, lợi thấp nhiệt.

- Bạch phục linh ngoài lợi thủy trừ thấp còn có tác dụng bổ tỳ, chữa bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn, thuốc bổ toàn thân chữa suy nhược, hoa mắt, di mộng tinh, an thần, chữa hồi hộp, mất ngủ, tinh thần suy nhược. Vì vậy phục linh dùng tốt trong các trường hợp kém ăn, khó tiêu hóa trong nhiều chứng bệnh, trong đó có chứng táo bón lâu ngày, táo bón chảy máu.

Một số bài thuốc dân gian có chứa phục linh:

● Chữa phù thũng

Phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, vỏ gừng sống mỗi vị 16g. (Có thể vỏ hướng dương 16g, mộc thông 16g vào sắc uống cùng) – Trích theo Nam dược thần hiệu.

● Chữa suy nhược cơ thể kèm theo tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

Bài thuốc Hương sa lục quân: Bạch linh, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 10g, cùng với cảm thảo chích 3g, trần bì 5g, bán hạ (chế với gừng) 5g, mộc hương, sa nhân đều 4g.

Tất cả tán bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống từ 4 – 8g tùy theo tuổi.

● Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu.

Bạch linh, nhân sâm, bạch truật đều 16g, cam thảo 8g. Sắc kĩ chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. (Tứ quân tử thang).

Cũng bởi tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, Phục linh được đưa vào trong công thức của Diếp cá vương để giúp bệnh nhân táo bón, trĩ giảm chướng bụng, đầy hơi, tăng cảm giác ngon miệng, đem lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Diếp cá vương là sự kết hợp của 12 thành phần gồm: Diếp cá, Phục linh, Yến bạch, Hồng thự, Đương quy, Muống biển, Phong khương, Hoàng bá, Hoàng đằng, Nghệ, Sa sàng tử, Bạch thược, Phục linh giúp làm giảm táo bóncải thiện các triệu chứng của trĩ đồng thời hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, đem lại một cơ thể khỏe khoắn hơn.

Phục linh – vị thuốc quý giúp kiện tỳ, lợi thủy (Hình 3).

 

Số đăng ký: 940/2017/ATTP-XNCB

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hãy nhanh tay gọi đến số 0974 789 199 để được tư vấn chi tiết cách phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả.

Hoặc tham khảo rất nhiều thông tin hữu ích từ website Diepcavuong.com

P.S: Nhân đợt tri ân khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm trong suốt những năm qua, MT PHACO sẽ miễn phí giao hàng toàn quốc trong tháng 6 này nếu bạn không tìm được điểm bán nhà thuốc gần nhà nhất tại đây.

Diếp cá vương – không ngừng nỗ lực vì sức khỏe vàng của người Việt!

Tuấn Anh

Công dụng của yến bạch (cỏ lào) không phải ai cũng biết

Thứ 7, 09/06/2018 | 08:00
Yến bạch (cỏ lào) chắc hẳn còn khá xa lạ với nhiều người và không phải ai cũng biết được hết những công dụng quý của nó. Vậy hãy tìm hiểu xem loài cây này là gì và tác dụng của nó ra sao nhé.

Cách dùng rau diếp cá trị táo bón và bệnh trĩ cực hiệu quả

Thứ 5, 24/05/2018 | 16:22
Ngoài các tác dụng tốt đối với da mặt và chứng đau mắt đỏ, rau diếp cá còn có công dụng trị táo bón và bệnh trĩ rất hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Cùng chuyên mục

Emguarde - Giải pháp bảo vệ sức khỏe của mọi gia đình khỏi bức xạ điện từ

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:08
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sóng điện từ cũng đặt ra những lo ngại về tác động tiêu cực đến với sức khỏe của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.