“Qua mặt” Mỹ để mua S-400 từ Nga, Ấn Độ “thủ sẵn” nhiều cao kiến

“Qua mặt” Mỹ để mua S-400 từ Nga, Ấn Độ “thủ sẵn” nhiều cao kiến

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 4, 23/12/2020 08:00

Mua S-400 của Nga, Ấn Độ đã thực hiện giao dịch vi phạm điều khoản trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể hy vọng về việc miễn trừ trừng phạt.

Theo Eurasia Review, Mỹ sẽ khó có thể phớt lờ lập trường khác biệt của New Delhi. Mỹ quyết tâm triển khai Đạo luật chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Hồi đầu tuần, Mỹ đã nhắc nhở các đối thủ về việc nước này sẽ áp dụng Đạo luật CAATSA nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga. Trong một cuộc họp báo liên quan, Trợ lý Bộ trưởng Mỹ Christopher Ford bày tỏ hy vọng về việc, các quốc gia khác “ghi nhận” cam kết của Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt theo CAATSA và các nước nên tránh mua thêm thiết bị của Nga, đặc biệt là những thiết bị có thể buộc Mỹ phải áp dụng lệnh trừng phạt.

Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại ở Ấn Độ về khả năng bị trừng phạt. Năm 2018, Ấn Độ đã đặt đơn hàng trị giá 5,3 tỷ USD để mua 5 tổ hợp S-400 và đợt thanh toán đầu tiên trị giá 800 triệu USD đã được thực hiện.

Tiêu điểm - “Qua mặt” Mỹ để mua S-400 từ Nga, Ấn Độ “thủ sẵn” nhiều cao kiến

Việc mua S-400 của Nga có thể làm quan hệ Mỹ-Ấn xấu đi. 

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã quyết định cụ thể về từng trường hợp áp dụng biện pháp trừng phạt dựa theo CAATSA hay được miễn trừ trừng phạt. Để thực hiện các lệnh trừng phạt, thỏa thuận quốc phòng phải được xác định đó là “giao dịch quan trọng” với các thực thể thuộc lĩnh vực quốc phòng hoặc tình báo của Nga. Và, giao dịch này có thể tác động tới chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng của Mỹ.

Mỹ đã nói rằng mục đích của các lệnh trừng phạt không phải là tác động tiêu cực đến năng lực quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào mà thay vào đó là trừng phạt Nga vì “các hoạt động thiếu thành ý ở phạm vi ngoài nước này”. Có ý kiến ​​cho rằng điều này sẽ tước đi nguồn kinh phí của ngành công nghiệp quốc phòng Nga và làm giảm ảnh hưởng của quốc phòng nước này với các đối tác khác.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua S-400, đã chứng kiến ​​các thực thể quốc phòng cụ thể và những người liên quan bị trừng phạt. Mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra đối với Ấn Độ, nhưng chưa tìm thấy lý do nào cho thấy Ấn Độ sẽ được ưu tiên hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO, trong việc được miễn trừng phạt.

Là một đối tác sở hữu thiết bị quốc phòng quan trọng của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm quy định về một “giao dịch quan trọng” ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Mỹ.

Mỹ cho rằng việc triển khai S-400 sẽ “gây nguy hiểm cho nhân viên và công nghệ quân sự Mỹ” vì vũ khí này có thể thu thập dữ liệu về “khả năng của F35” để chuyển cho Moscow. Chính điều này đã dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ bị đình chỉ hợp tác trong chương trình sản xuất máy bay tiêm kích tấn công chung F-35.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào cơ quan mua sắm vũ khí chính của Thổ Nhĩ Kỳ SSB và cấm cơ quan này nhận bất kỳ khoản viện trợ nào từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, cùng đó là việc đóng băng tài sản và trừng phạt thị thực đối với người đứng đầu SSB và ba cá nhân khác có liên quan đến tổ chức này.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo các quốc gia khác không mua vũ khí quan trọng nào từ Nga. Chính điều này gây lo lắng cho Ấn Độ. Tuy nhiên, có một điều khác biệt khi Ấn Độ mua S-400 với trường hợp mua vũ khí này của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ nhất, lo lắng của Mỹ về việc dữ liệu kỹ thuật của F-35 được chuyển cho Nga thông qua hoạt động giữa các nước ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể áp dụng trong trường hợp của Ấn Độ, vì nước này không sở hữu các máy bay chiến đấu đó. Tuy nhiên, việc mua S-400 sẽ làm phức tạp hoặc thậm chí làm ảnh hưởng đến khả năng Ấn Độ mua công nghệ quốc phòng tiên tiến từ Mỹ.

Các chuyên gia lưu ý rằng S-400 mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tác chiến cho Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ có lý do chính đáng để theo đuổi hệ thống này, bên cạnh việc nỗ lực củng cố bản thân với tư cách là một “quốc gia hướng tới độc lập ” nhằm đạt được lợi ích quốc gia của mình.

Với việc S-400 được ký một năm sau khi CAATSA có hiệu lực có nghĩa là chính phủ Ấn Độ hoàn toàn nhận thức được hậu quả trong việc quyết sở hữu vũ khí này. Lời giải thích tốt nhất cho động cơ này của Ấn Độ chỉ có thể thông qua hai yếu tố: Thứ nhất, Ấn Độ quan tâm đến việc tiếp tục mở rộng quan hệ quốc phòng với Nga. Thứ hai, rủi ro từ động thái này hoàn toàn có thể giải quyết êm thấm với người Mỹ.

Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ và Ấn Độ thực sự nắm giữ vai trò quan trọng đối với các kế hoạch của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Ấn Độ đang dần giảm sự phụ thuộc vào Nga. Thị phần của Nga trong lĩnh vực nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ đã giảm từ 70% trong năm 2010-2014 xuống còn 58% trong năm 2014-2018. Trên thực tế, Mỹ và Israel là những người được hưởng lợi lớn từ sự thay đổi này và các ước tính cho thấy, thập kỷ qua đã chứng kiến ​​các thương vụ trị giá 20  tỷ USD giữa New Delhi và Washington.

Tuy nhiên, Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp hệ thống vũ khí quan trọng cho Ấn Độ. Không chỉ mong muốn nhận được công nghệ cao từ đối tác chiến lược là Nga mà cả Ấn Độ và Nga đều tham gia vào mạng lưới sản xuất chung. Bên cạnh đó, lịch sử hợp tác kỹ thuật-quân sự lâu dài giữa hai nước khó có thể kết thúc sớm.

Dù các lệnh trừng phạt của CAATSA sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ đang phát triển giữa Ấn-Mỹ nhưng khả năng thuyết phục Ấn Độ từ bỏ các mối quan hệ quốc phòng với Nga là điều không khả thi. New Delhi cũng nhận thức được thực tế, việc bao vây Nga về mọi mặt sẽ chỉ đẩy nước này đến gần Trung Quốc hơn, gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ và cuối cùng là lợi ích của Mỹ.

Rõ ràng, Ấn Độ sẽ khó biện minh, việc mua S-400 không phải là một giao dịch quan trọng. Tuy nhiên, Ấn Độ hoàn toàn có thể hy vọng về các điều khoản miễn trừ trừng phạt.

Như vậy, có thể thấy, Mỹ sẽ khó có thể phớt lờ lập trường khác biệt của New Delhi khi đưa ra quyết tâm áp đặt CAATSA. Tuy nhiên, hy vọng rằng lòng tin được xây dựng dựa trên mối quan hệ Mỹ-Ấn qua chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và một tầm nhìn dài hạn sẽ ngăn việc triển khai các lệnh trừng phạt.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.