Nho rừng còn có tên gọi khác là quả giác, mọc hoang dại bạt ngàn ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, ngoài ra một số tỉnh miền Trung, miền Nam cũng có loài cây này trong các cánh rừng.
Cây nho rừng thuộc cây dây leo có sức sống mãnh liệt, mùa khô nó co mình lại, mùa mưa phát triển tốt tươi và đơm bông kết trái
Tháng 8 đến tháng 11 dương lịch hàng năm, từng chùm nho rừng lúc lỉu, chín rực trên cành cây
Một chùm nho rừng nặng từ 0,3-0,7 kg, quả bé chỉ bằng đầu đũa, màu tím sẫm, mọng nước, căng tròn
So với nho Ninh Thuận, nho rừng bé bằng 1/2, vỏ dày hơn, ăn cũng không ngọt bằng nhưng có vị đặc trưng
Trước đây, loại quả này chín đầy bìa rừng nhưng không ai ngó ngàng, một số người dân đi rừng thử thì thấy chua và chát, ngứa đầu lưỡi và cuống họng
Lúc xanh, nho rừng rất chua, đồng bào hay hái nấu canh hoặc kho cá. Khi chín thì chuyển từ màu xanh sang màu tím đen, đỡ chua hơn và được dùng để ngâm siro hoặc ngâm rượu
Trên chợ mạng, nho rừng được nhiều người rao bán với giá từ 120.000 -180.000 đồng/kg. Thậm chí có người còn ngâm nho với đường rồi bán với giá 350.000 đồng/hộp 5 lít
Loại quả này mua tận nơi chỉ vài chục 1 kg nhưng chúng dễ bị hỏng, thối, khó vận chuyển và không bảo quản được lâu nên khi về đến Hà Nội giá đội lên cao.
Theo 1 số tài liệu, trái nho rừng có lợi cho sức khỏe, giúp an thần, dễ ngủ, cùng với đó là công dụng chống lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh tim, phổi...
Nhận thấy giá trị kinh tế của loại quả dại này, gần đây có nhiều người mang về trồng trong vườn nhà, mỗi dây nho rừng trưởng thành dài khoảng 20 mét sẽ cho thu hoạch khoảng 50kg quả
Chi Phan (Tổng hợp)