Quốc gia EU không cắt giảm tiêu thụ khí đốt, được Nga “bơm” thêm

Thứ 2, 15/08/2022 00:38

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã tăng nguồn cung khí đốt cho Hungary qua đường ống TurkStream, cao hơn “nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết”.

img

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto (trái) đến Moscow gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào cuối tháng trước.

Gazprom đã tăng nguồn cung khí đốt cho Hungary thông qua đường ống đi qua Bulgaria và Serbia, Menczer Tamás, quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary cho biết, theo Guardian.

Cho đến cuối tháng 8, Gazprom sẽ bổ sung thêm 2,6 triệu m3 khí đốt mỗi ngày cho Hunagry, ông Menczer nói. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của Hungary nhằm tích trữ thêm khí đốt trước mùa đông năm nay.

Hungary sẽ tiếp tục đàm phán với Gazprom về mức cung cấp khí đốt cho nước này trong tháng 9.

Đường ống TurkStream có đoạn đi qua Biển Đen, được gọi là đường ống Balkan ở Bulgaria, là nơi đường ống bắt đầu trung chuyển khí đốt vào lãnh thổ EU.

Trong khi Nga đã ngừng cấp khí đốt cho Bulgaria, quốc gia thành viên EU này vẫn tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga tới Serbia và Hungary.

3 tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, Peter Szijjarto đã tới Moscow để thảo luận về việc mua thêm 700 triệu m3 khí đốt.

Hungary là nước thành viên EU, phụ thuộc 85% vào khí đốt Nga. Quốc gia này phản đối các lệnh của EU về việc cấm nhập khẩu khí đốt Nga của EU và đang nỗ lực để EU cho phép kéo dài thời hạn được đặc cách nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ Nga.

Hungary cũng là nước thành viên EU duy nhất cho đến nay kiên quyết bác bỏ kế hoạch cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt, từ tháng 8/2022 cho tới tháng 3/2023.

Trong khi đó ở Đức, quốc gia cũng phụ thuộc vào khí đốt Nga, Bộ Kinh tế Đức đã thông báo sẽ cắt giảm 20% lượng tiêu thụ khí đốt, cao hơn mục tiêu giảm 15% đối với các nước thành viên mà EU đề ra.

Trong bước đầu tiên, Đức sẽ kiểm soát mức tiêu thụ khí đốt ở nơi công cộng và các tòa nhà văn phòng. Các hộ gia đình ở Đức cũng sẽ nhận được thông báo về khả năng giá khí đốt tăng cao kể từ mùa thu.

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Đức phụ thuộc tới 55% vào nguồn cung cấp khí đốt Nga. Cho đến nay, chính phủ Đức đã giảm mức phụ thuộc này xuống còn khoảng dưới 30%.

Đăng Nguyễn - Guardian

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.