Quy định 1,5m mới được thi vào Sư phạm: Lý giải bất ngờ của nhà trường

Quy định 1,5m mới được thi vào Sư phạm: Lý giải bất ngờ của nhà trường

Thứ 4, 13/02/2019 | 15:58
0
Quy định thí sinh nữ phải cao tối thiểu 1,5m mới được thi vào trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh mới đây đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Báo Người Đưa Tin liên hệ với PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường để hiểu rõ hơn về việc này.

Thưa ông, xuất phát từ đâu trường đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh lại đưa ra quy định về chiều cao trong dự kiến đề án tuyển sinh?

Thứ nhất, thông tin về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ những năm 2008 cũng như vài năm trước đó và đăng tải chính thức trên quyển: Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học và Cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục.

Trường rất quan tâm đến sức khỏe của người dự tuyển, định hướng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trong ngành giáo dục đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề cao nên tiêu chí sức khỏe là quan trọng.

Giáo dục - Quy định 1,5m mới được thi vào Sư phạm: Lý giải bất ngờ của nhà trường

Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đưa ra quy định thí sinh 1,5m mới được thi vào trường. Ảnh minh họa.

Thứ hai, thông tin này được nhà trường tiếp tục sử dụng để phục vụ cho việc tuyển sinh một thế hệ giáo viên mới, đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề nghiệp nhằm đón đầu những đòi hỏi của xã hội, những mong mỏi của phụ huynh về lớp nhà giáo hiện đại, có sức khỏe – có quyết tâm nghề.

Như ông nói thì quy định này đã có từ lâu, vậy vì sao có yêu cầu này? Ông có thể nói rõ hơn những cơ sở của quy định là gì?

Cần khẳng định rõ, đây không phải là tiêu chuẩn mới của ngành mà chỉ là của đề án tuyển sinh trường. Hơn nữa, chiều cao là vấn đề chi tiết nằm trong những yêu cầu về sức khỏe của đề án tổng thể với rất nhiều yêu cầu về phẩm chất, năng lực khác. Và cần xem xét tổng thể chứ không nên tách ra một chi tiết mang tính đơn lẻ để quy gán và tạo ra dư luận xã hội thiếu cơ sở.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần có cái nhìn khách quan dựa trên những thực tiễn: Sức bền nghề, chiều cao trung bình của người Việt hiện nay, áp lực về sự tương tác với học sinh THCS, việc hội nhập quốc tế, những mong đợi của các cơ sở thực tập, của một số nhà tuyển dụng (nhà tuyển dụng sinh viên Sư phạm không chỉ là các tỉnh thành mà còn cả hệ thống giáo dục ngoài công lập, hệ thống giáo dục công lập tại TP.HCM và các tỉnh thành...).

Điều cần công bằng là phải nhìn nhận trên góc nhìn chung mang tính tổng thể. Và nếu có bất kỳ nhân sự nào có nhu cầu trở thành sinh viên ngành Sư phạm của trường đều được xem xét chi tiết cũng như đảm bảo tính công bằng.

Chúng ta cũng cần nhất quán quan điểm: Trân quý những nhà giáo đã có những đóng góp trước đó cho ngành dù có những khó khăn nhất định về sức khỏe, thể chất. Nhưng đặt trong bối cảnh mới, cần xem xét đến tính khoa học, tính hiện đại của nghề và yêu cầu chung trên bình diện hội nhập quốc tế.

Cần xem xét yêu cầu này như yêu cầu tuyển sinh và không nên có những suy luận hay giả định có thí sinh này, có hoàn cảnh khác bởi tuyển sinh cần có sức khỏe chung và tiêu chí này cần được xem xét.

Giáo dục - Quy định 1,5m mới được thi vào Sư phạm: Lý giải bất ngờ của nhà trường (Hình 2).

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn.

Những số liệu cập nhật cho thấy, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam điều tra từ năm 2009 – 2010 là cận 20 tuổi ở nam đến 164,44cm và ở nữ lên đến 153,43cm. Vì thế chiều cao ở mức 150cm với nữ là chấp nhận được. Điều này cho thấy vấn đề chiều cao đặt trong nội dung sức khỏe là khả thi.

Tuy nhiên, xin khẳng định, với những trường hợp đặc biệt, đề án của trường vẫn dành sự trân quý với các thí sinh này, có sự xem xét cụ thể và có những biện pháp đảm bảo tính nhân văn, tôn trọng.

Nói khác đi, vấn đề tuyển sinh, vấn đề chọn nghề, cần dựa trên khả năng tự đánh giá, tự nhận thức; tự hướng nghiệp, chọn nghề... Và bất kỳ trường hợp nào có nhu cầu, ban Tuyển sinh sẽ xem xét công bằng và nghiêm túc, đảm bảo tính nhân văn như là trọng điểm của nhà trường.

Dư luận đang có nhiều ý kiến khác nhau về quy định này. Quan điểm của nhà trường về những ý kiến không đồng thuận thế nào và định hướng của nhà trường ra sao trong thời gian tới?

Xin khẳng định là dự kiến nên chúng tôi sẽ lắng nghe tất cả thông tin và sẽ cầu thị xem xét, nghiên cứu. Nhưng chúng ta cần đảm bảo chuẩn chung, khác với từng trường hợp... Và trong công tác đào tạo, cần định hướng cho tương lai chứ không thể tách khỏi bối cảnh chung, sự mong đợi của xã hội với nghề, sự kỳ vọng của phụ huynh, hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, vấn đề quan trọng cần khẳng định đó là: Chúng tôi cần tuyển những thí sinh thật sự yêu nghề và có khả năng đáp ứng tất cả các tiêu chí chứ không vì rào cản chiều cao để cản trở bất kỳ thí sinh nào. Với các trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ xem xét nếu chính chủ thể có nhu cầu, có sự khẳng định về khả năng nghề, lòng yêu nghề...

Bên cạnh đó, rất mong những thầy cô giáo yêu nghề, thành công với nghề cần nhìn vào tính tổng thể của đề án tuyển sinh, cân nhắc cho một hành trình dài đã qua và bối cảnh mới của nghề để có thể xem xét yêu cầu này. Chính những nhà quản lý ở các trường THPT rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và tầm vóc của sinh viên thực tập- thầy cô giáo khi tuyển dụng. Đặc biệt rất mong mỏi chúng ta cần nhìn vấn đề này trong thời đại mới, thực tế về sức khỏe - tầm vóc của người Việt trong quá trình phát triển...

Ngoài ra, công tác tuyển sinh sẽ đảm bảo công bố khi có đề án chính thức của Bộ, vì thế dự kiến này chúng tôi có thể hướng dẫn rõ: Các trường hợp đặc biệt khác sẽ được xem xét và tư vấn cụ thể.

Khoan vội dự đoán số cần tư vấn sẽ bao nhiêu bởi sẽ có thể chủ quan nhưng chúng tôi sẽ tư vấn hết mình để nhu cầu của từng thí sinh sẽ được đáp ứng, thỏa mãn ở mức cao nhất. Cũng mong chúng ta cần có quan điểm công tâm cho tính tuyển sinh, tính định hướng mang tính tự chủ của cơ sở đào tạo từ những điều đã phân tích như trên.

Xin cảm ơn ông!

Công Luân

ĐBQH dự đoán xu hướng nhóm ngành tuyển sinh hot năm 2019 đáp ứng nhân lực 4.0

Thứ 3, 12/02/2019 | 11:19
Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần nguồn nhân lực 4.0 để bắt kịp dòng chảy phát triển của thế giới. Chính vì vậy, nhiều nhóm ngành nên được ưu tiên quan tâm hơn trong các trường đại học, để đảm bảo nguồn nhân lực đúng định hướng.

Đầu ra của ngành Sư phạm nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ GD&ĐT?

Thứ 2, 12/03/2018 | 12:31
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT) khi được hỏi về những điểm mới trong đợt xét tuyển đại học 2018 trước mắt và hướng đi cho ngành Sư phạm.

Bỏ chính sách miễn học phí: Ngành Sư phạm "ế" lại càng... "ế"?

Thứ 2, 18/12/2017 | 11:47
“Miễn học phí vẫn là một trong những yếu tố để thu hút người tài vào ngành Sư phạm, không thể bỏ chính sách này được", ông Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng đại học Sư phạm Hà Nội nói.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.