Quyết định công nhận nhà nước Palestine và những ảnh hưởng của nó

Thứ 5, 23/05/2024 | 11:50
0
Trong khi chiến sự vẫn tiếp tục tại Gaza, tiềm năng người Palestine có thể có được quốc gia của riêng mình dường như đang xa vời hơn bao giờ hết.

Quyết định của một nhóm các quốc gia châu Âu chính thức công nhận một nhà nước Palestine không thể bỏ qua thực tại rằng tham vọng này vẫn đang phải đối mặt với những thử thách khổng lồ.

Tuy nhiên, những tuyên bố này từ Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy sẽ gây áp lực đối với những quốc gia khác tại châu Âu – bao gồm Anh, Pháp và Đức – yêu cầu các quốc gia này theo bước họ trong nỗ lực ủng hộ quyền tự trị của người Palestine.

Một nhà ngoại giao Ả Rập đã phát biểu: “Quyết định này có ý nghĩa rất lớn. Chúng thể hiện sự bức bối của các nước châu Âu về việc chính phủ Israel tiếp tục bỏ ngoài tai những quan điểm quốc tế”.

“Chúng cũng đặt áp lực lên EU yêu cầu các nước thuộc liên minh này theo bước họ”.

Tuy nhiên các bộ trưởng của Israel vẫn khẳng định quyết định này sẽ khuyến khích cho Hamas và là giải thưởng cho hành vi khủng bố, cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng tới quy trình thương lượng đề ra thỏa thuận.

Phần lớn các quốc gia trên thế giới, tổng cộng khoảng 139 nước, đã chính thức công nhận nhà nước Palestine.

Thế giới - Quyết định công nhận nhà nước Palestine và những ảnh hưởng của nó

Ảnh: Reuters

Vào ngày 10/5 vừa rồi, 143 trong tổng số 193 nước thành viên của đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu thông qua quyết định trao quyền thành viên toàn phần cho Palestine, một quyền lợi chỉ được cung cấp cho những nhà nước được công nhận.

Hiện tại Palestine nắm giữ vai trò thành viên quan sát viên cấp cao tại LHQ, mang lại cho chính quyền này một ghế tại LHQ, nhưng họ không có quyền bỏ phiếu tại các phiên họp.

Palestine cũng được công nhận bởi nhiều tổ chức quốc tế như Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo.

Một số nhỏ các nước châu Âu đã công nhận nhà nước Palestine. Nhóm các nước này bao gồm Hungary, Ba Lan, Romania, Cộng hòa Czech, Slovakia và Bulgaria, sau khi đưa ra quyết định vào năm 1988; và bên cạnh đó cũng bao gồm Thụy Điển, Cyprus và Malta.

Tuy nhiên nhiều quốc gia châu Âu – và cả Mỹ – khẳng định sẽ chỉ công nhận nhà nước Palestine nếu như có một giải pháp lâu dài để giải quyết cuộc xung đột tại Trung Đông.

Giải pháp này thường được gọi là “giải pháp hai nhà nước”, trong đó Israel và Palestine sẽ nhất trí có được nhà nước của riêng mình bên trong biên giới của riêng mình.

Các nước châu Âu và Mỹ đã có một số bất đồng về thời điểm mỗi nước nên công nhận nhà nước Palestine.

Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy cho biết, họ sẽ thực hiện quyết định trên trong thời điểm hiện tại nhằm châm ngòi cho một tiến trình chính trị. Các nước này cho rằng các bên sẽ đi tới được một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng hiện tại chỉ khi cả hai bên đều hướng tới một viễn cảnh chính trị nào đó.

Những quốc gia này cũng đang phản ứng trước những áp lực chính trị trong nước yêu cầu họ thể hiện sự ủng hộ cho người Palestine.

Trong quá khứ, nhiều quốc gia phương Tây đã có lập trường cho rằng việc thành lập nhà nước Palestine nên là phần thưởng cho một thỏa thuận hòa bình.

Tuy nhiên David Cameron, Ngoại trưởng Anh, và một số quốc gia châu Âu khác đã thay đổi lập trường trong những tháng gần đây, cho rằng quyết định công nhận nhà nước Palestine có thể được đưa ra sớm hơn, giúp tạo đà hướng tới đề ra một thỏa thuận chính trị.

Trong tháng 2/2024, Tổng thống Pháp Macron đã phát biểu: “Quyết định công nhận nhà nước Palestine đối với Pháp không phải là điều bất khả thi”.

Trong đầu tháng này, Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ cấp vai trò thành viên cho Palestine tại cuộc bỏ phiếu của đại hội đồng LHQ.

Mỹ đã thảo luận riêng về vấn đề này với các đồng minh tại châu Âu nhưng cũng có phần dè chừng hơn và muốn xác định rõ về ý nghĩa của những chính sách này trên thực tế.

Những thảo luận chính có nội dung về việc những quốc gia còn chưa công nhận Palestine nên đưa ra quyết định này vào thời điểm nào: khi đàm phán hòa bình chính thức bắt đầu giữa Israel và Palestine, khi Israel và Ả Rập Saudi bình thường hóa quan hệ, khi Israel thất bại trong việc thực hiện một quyết định nhất định nào đó, hay khi Palestine thực hiện một quyết định nào đó.

Nói cách khác, những quốc gia này muốn quyết định công nhận nhà nước Palestine làm một quyết định mang tính bước ngoặt được đưa ra nhằm hướng tới một thành quả ngoại giao.

Một quan chức phương Tây cho biết: “Đây là một nước đi quan trọng mà các nước phương Tây cần phải đưa ra đúng thời điểm. Chúng tôi không muốn bỏ phí nó”.

Bên cạnh đó cũng có một vấn đề: Quyết định công nhận nhà nước Palestine sẽ chỉ là hành động mang tính tượng trưng nếu nó không giải quyết được một số câu hỏi cùng lúc.

Biên giới giữa hai nước sẽ nằm tại đâu? Thủ đô của Palestine nằm tại đâu? Hai phe cần phải làm gì để quyết định này có hiệu quả?

Đây là những câu hỏi đã không có được sự nhất trí – thậm chí còn không có được một câu trả lời – một cách thỏa mãn trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Cho tới ngày hôm nay, đã có thêm một số quốc gia châu Âu tin rằng cần phải có một nhà nước Palestine. Những người ủng hộ sẽ khen ngợi quyết định đó, và những người phản đối sẽ lên án nó.

Thực tại nghiệt ngã mà người Palestine đang phải đối mặt chưa có tiềm năng thay đổi trong tương lai gần.

Nguyễn Quang Minh (Theo BBC)

3 nước châu Âu tuyên bố công nhận nhà nước Palestine, Israel phản ứng mạnh

Thứ 4, 22/05/2024 | 19:40
Động thái của 3 nước châu Âu được cho là có thể chọc giận Israel.

Ủy ban của LHQ bất đồng về yêu cầu trở thành thành viên chính thức của Palestine

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:26
Theo một báo cáo mà Reuters nhận được, Ủy ban của Hội đồng Bảo an LHQ “đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị” về việc Palestine đã đạt đủ điều kiện hay không.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hối thúc Israel hợp tác với Palestine

Thứ 4, 10/01/2024 | 11:22
Ngày thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hối thúc Israel đưa ra “những quyết định khó khăn” và bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng.
Cùng chuyên mục

Đòn trừng phạt của Mỹ một lần nữa làm chao đảo công ty đóng tàu Nga

Chủ nhật, 16/06/2024 | 06:00
Gã khổng lồ ngành đóng tàu Nga đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận với Samsung Heavy Industries về đóng 10 tàu chở LNG và 7 tàu chở dầu có khả năng phá băng.

Siêu tên lửa “cánh cụp cánh xòe” Kh-38 Nga tấn công sở chỉ huy Ukraine

Thứ 7, 15/06/2024 | 14:10
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tiếp tục tấn công các vị trí then chốt của lực lượng Kiev ở nhiều hướng khác nhau của mặt trận bằng tên lửa Kh-38.

Romania bắt đầu dự án mở rộng căn cứ không quân gần biên giới Ukraine

Thứ 7, 15/06/2024 | 08:30
Romania đã bắt đầu dự án trị giá hàng tỷ Euro về mở rộng và hiện đại hóa một trong những căn cứ không quân gần Ukraine, nơi sẽ cất giữ các thiết bị quân sự mới.

Tiềm năng to lớn của kinh tế Ukraine bất chấp xung đột

Thứ 7, 15/06/2024 | 06:00
Việc tái thiết Ukraine phải dựa trên nguyên tắc “Build Back Better” (Xây dựng lại tốt hơn) cũng như sự chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của nền kinh tế Ukraine.

Sau 2 đòn tấn công của Nga, kho đạn nổ tung, siêu tăng M1A1 SA Abrams bị phá hủy

Thứ 6, 14/06/2024 | 14:00
Hình ảnh video được công khai cho thấy, chiếc siêu tăng này bị 2 máy bay không người lái cảm tử tần công.
     
Nổi bật trong ngày

Đòn trừng phạt của Mỹ một lần nữa làm chao đảo công ty đóng tàu Nga

Chủ nhật, 16/06/2024 | 06:00
Gã khổng lồ ngành đóng tàu Nga đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận với Samsung Heavy Industries về đóng 10 tàu chở LNG và 7 tàu chở dầu có khả năng phá băng.

Tiềm năng to lớn của kinh tế Ukraine bất chấp xung đột

Thứ 7, 15/06/2024 | 06:00
Việc tái thiết Ukraine phải dựa trên nguyên tắc “Build Back Better” (Xây dựng lại tốt hơn) cũng như sự chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của nền kinh tế Ukraine.

Romania bắt đầu dự án mở rộng căn cứ không quân gần biên giới Ukraine

Thứ 7, 15/06/2024 | 08:30
Romania đã bắt đầu dự án trị giá hàng tỷ Euro về mở rộng và hiện đại hóa một trong những căn cứ không quân gần Ukraine, nơi sẽ cất giữ các thiết bị quân sự mới.

Siêu tên lửa “cánh cụp cánh xòe” Kh-38 Nga tấn công sở chỉ huy Ukraine

Thứ 7, 15/06/2024 | 14:10
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tiếp tục tấn công các vị trí then chốt của lực lượng Kiev ở nhiều hướng khác nhau của mặt trận bằng tên lửa Kh-38.