Rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho kinh tế

Rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho kinh tế

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 6, 18/03/2022 | 13:43
0
Mỗi phút có một triệu chai nhựa trên thế giới được tiêu thụ, mỗi năm có tới 5000 tỷ túi nhựa được thải ra môi trường, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế.

Ngày 18/3, phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy tái sử dụng, tái nạp trong thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên Môi trường, Bộ TN&MT cho rằng, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn nạn nhức nhối trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đối thoại - Rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho kinh tế

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên Môi trường

Chỉ 9% số rác thải được tái chế

Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về rác thải nhựa trên thế giới, mỗi phút có một triệu chai nhựa trên thế giới được tiêu thụ, mỗi năm có tới 5000 tỉ túi nhựa được thải ra môi trường, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế.

Tại Việt Nam, lượng rác thải và bao bì nhựa được đưa đến bãi rác mỗi tuần luôn ở mức báo động.

Mặt khác, bối cảnh thế giới hiện nay đang đứng trước trước áp lực về sự gia tăng dân số, thay đổi nhu cầu tiêu dùng, cũng như vấn đề về dịch bệnh, bất ổn chính trị đặt ra thách thức về gia tăng nguồn cung nguyên nhiên vật liệu.

Vậy nên, chúng ta cần có sự lựa chọn những mô hình tăng trưởng mới để giải quyết yếu tố hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một nặng nề hơn.

Từ đó, tái sử dụng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, đó là cách các sản phẩm vẫn được lưu thông, giảm áp lực lên tài nguyên, đồng thường giảm thiểu chất thải.

Có thể nói, tái sử dụng, tái nạp là một dạng của mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH), ngày càng được đón nhận ở quốc tế, và dần phổ biến trên các lĩnh vực đóng gói bao bì sản phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh này ở nước ta vẫn còn manh mún, không toàn diện dù đã xuất hiện từ trước.

Nguồn lực tiềm năng cho hoạt động kinh tế 

Nhận định về vấn đề này, TS. Lại Văn Mạnh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên Môi trường cho biết, nếu được phân loại, tỉ lệ chất thải của Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho các hoạt động kinh tế. “Đây là một tín hiệu rất tốt”, ông bày tỏ.

Song, thực trạng chất thải của Việt Nam gồm 3 đặc trưng chính mà chúng ta vẫn vướng mắc nhiều ở cách vận hành và giải quyết rác thải dựa trên những đặc điểm này. 

Thứ nhất, chất thải rắn đô thị phát sinh ước khoảng 28 triệu tấn và dự báo đạt 54 triệu tấn vào năm 2030 (tăng 73%).

Thứ hai, phần lớn chất thải đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp thô sơ, thiếu kỹ thuật. Không chỉ khu vực đô thị, mà cả khu vực nông thôn cũng đang đặt ra những bài toán nan giải về vấn đề này, thậm chí mỗi xã có tới 3-4 điểm chôn lấp. Như vậy, áp lực lên môi trường là quá lớn.

Thứ ba, thành phần chất thải chính là các nguyên liệu hữu cơ (chất thải thực phẩm, quần áo, giầy, bìa…) và chất thải vô cơ (nhựa, cao su, kim loại,...).

Đối thoại - Rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lực đầu vào cho kinh tế (Hình 2).

Phần lớn chất thải tại Việt Nam vẫn đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp thô sơ, thiếu kỹ thuật

Cấp bách là thế, vậy các biện pháp để hiện KTTH là gì? Ông mạnh chỉ ra theo ba thứ tự ưu tiên của các biện pháp.

Đầu tiên, cần hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường, tối ưu hoá sử dụng thiết bị, sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu.

Theo bà Marian Frances T. Ledesma, Đại diện Chiến dịch không rác tại Philippines, có hai cách để hạn chế vấn đề này, đó là luật pháp và ý thức của người dân. Trên thực tế, ở Hàn Quốc hay Philippines đều đã có những quy định về sử dụng túi ni-lông cho các siêu thị hay nhà sản xuất, thay thế bằng những vật liệu dễ dàng tái chế và ít ảnh hưởng tới môi trường hơn.

Song, kết hợp với những chiến dịch truyền thông, kết hợp với những quy định người dân phải trả tiền nếu muốn sử dụng túi ni-lông, theo thời gian, mọi người sẽ có ý thức hơn về vấn đề này và hình thành thói quen xanh trong đời sống hằng ngày.

Biện pháp ưu tiên thứ hai, kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cầu kiện của sản phẩm, bao gồm: tái sử dụng (sản phẩm được người tiêu dùng khác tái sử dụng); tu sửa (sửa chữa hoặc bảo trì các sản phẩm lỗi để kéo dài thời gian sử dụng); hoặc tân trang, tái sản xuất, thay đổi mục đích sử dụng…

Cuối cùng, giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hoá thành nguyên nhiên vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải).

Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải "lậu"

Thứ 6, 11/03/2022 | 19:26
Bộ TN&MT cho biết, sẽ ban hành Thông tư về quy chế sử dụng khoản tiền được đóng góp vào Quỹ BVMT bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, để đảm bảo tính minh bạch.

Kinh nghiệm tiếp cận đa bên nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giảm rác thải nhựa

Thứ 3, 30/11/2021 | 20:50
Để có thể xây dựng thành công nền kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam, cần có sự tham gia của các bên từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Rác thải nông thôn - bài toán khó cần lời giải cụ thể

Thứ 7, 27/11/2021 | 18:47
Chương trình nông thôn mới trong 10 năm qua đã nhiều thành công, tuy nhiên trong 19 tiêu chí chuẩn nông thôn mới thì tiêu chí môi trường là khó đạt nhất.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.