ROS tăng trần sau khi có cổ đông lớn, thanh khoản sàn HoSE giảm mạnh

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 4, 11/05/2022 16:33

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp suốt phiên ngày 11/5, giá trị giao dịch trên sàn HoSE chỉ đạt 11.500 tỷ đồng, nhóm VN30 đạt 4.500 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán phiên ngày 11/5 lại chứng kiến một phiên đảo ngược tình thế với diễn biến "sáng nắng, chiều mưa". VN-Index có thời điểm giảm phiên sáng song tới phiên chiều dòng tiền bắt đầu trở lại khiến chỉ số bật tăng.

Phiên giao dịch hôm qua (10/5) VN-Index phục hồi tốt khi dòng tiền bắt đáy đổ về giúp chúng khoán thoát nạn bán tháo. Tuy nhiên, như dự báo của nhiều công ty chứng khoán, hiện còn quá sớm đế nhận định VN-Index đã quay lại xu hướng tăng. Nguyên nhân do thị trường vẫn chưa nhận được sự đồng thuận về mặt thanh khoản.

Thanh khoản 3 phiên hôm nay đều không đạt được 20.000 tỷ đồng. Phiên ngày 10/5, tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.732 tỷ đồng, giảm 8,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 6% xuống 16.100 tỷ đồng. Đến hôm nay (11/5), thanh khoản sàn HoSE giảm chỉ còn hơn 11.500 tỷ đồng với 418 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Riêng nhóm VN30 thanh khoản đạt hơn 4.500 tỷ đồng với 109 triệu cổ phiếu sang tay. Sàn HoSE phiên 11/5 không có mã nào giảm sàn.

Tài chính - Ngân hàng - ROS tăng trần sau khi có cổ đông lớn, thanh khoản sàn HoSE giảm mạnh

Các nhóm cổ phiếu tác động mạnh nhất tới VN-Index ngày 11/5. (Ảnh: FireAnt)

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,97 điểm, tương ứng 0,62% lên 1.301,53 điểm. Toàn sàn có 294 mã tăng, 143 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index 3,02 điểm, tương ứng 0,92% lên 333,04 điểm. Toàn sàn có 144 mã tăng, 66 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm, tương ứng 0,27% xuống 98,79 điểm. Riêng chỉ số đại diện nhóm VN30 tăng 4,3 điểm với 16 mã tăng giá, 13 mã giảm giá, 1 mã đứng giá là VCB.

Các cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục tăng giá mạnh. Mã FLC chốt phiên tăng 6,48% lên mức 7.720 đồng/cổ phiếu song so với thời điểm trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam thì thị giá này vẫn thấp. Mã này trong phiên có thời điểm được khớp với mức trần. Mã ROS tăng trần. Mới đây, ông Lê Văn Lợi, một cổ đông cá nhân của công ty, đã trở thành cổ đông lớn nhất sau khi mua thêm hơn 10,44 triệu cổ phiếu ROS, nâng số lượng nắm giữ lên mức 32,9 triệu đơn vị, tương đương 5,804% vốn. Mã ART hôm nay cũng tăng trần, ngoài ra, KLF tăng 6,8%, HAI tăng 4,6%. 

Nhóm cổ phiếu bất động sản sau thời gian dài bị bán tháo phiên hôm nay có sự phục hồi rõ nét, một số mã có yếu tố thị trường cao đã tăng trần như NBB, DIG, LDG, NVT, CII... Mã RIC của Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia dù sắp bị hủy niêm yết bắt buộc song vẫn tăng trần. 

Tài chính - Ngân hàng - ROS tăng trần sau khi có cổ đông lớn, thanh khoản sàn HoSE giảm mạnh (Hình 2).

Nhiều cổ phiếu có yếu tố thị trường cao bứt phá. (Ảnh: SSI)

Nhiều mã bất động sản, xây dựng khác tuy không tăng trần song vẫn ghi nhận mức tăng tốt, từ 1-5% sau chuỗi thời gian sụt giá mạnh như CTD, VCG, HBC, SRG, DRH, CRE...

Các mã thuộc ngành bán lẻ phiên ngày 11/5 cũng tăng tốt. PNJ phục hồi 3,8%, MWG phục hồi 0,64%, FRT tăng 2,6%. Các mã thuộc hệ sinh thái Vingroup cũng tăng tích cực với VRE tăng 2,8%, VIC tăng 0,12%, VHM tăng 0,86%...

Mã tác động tích cực hôm nay là CTG - thuộc nhóm ngân hàng. Trong số các mã tác động tích cực tới chỉ số chung, nhóm này còn có EIB và ACB, trong đó EIB tăng trần. Cổ phiếu nhóm ngân hàng hôm nay hầu hết đều ghi nhận tăng tích cực, chỉ có SHB, NVB và STB giảm điểm.

MSN của Masan là mã tác động tiêu cực nhất tới chỉ số chung phiên 11/5 khi giảm tới 3,6% xuống 111.900 đồng/cổ phiếu. HPG cũng là một trong các mã tác động xấu tới thị trường khi giảm 1,09% xuống 40.650 đồng/cổ phiếu. Tại nhóm cổ phiếu thép, NKG giảm 0,78%, HSG giảm 0,41%.

Cổ phiếu phân bón diễn biến trái chiều. SFG của phân bón miền Nam giảm 4,4%, trong khi đó bộ đôi DCM, DPM tăng lần lượt 4,5% và 3,6%. BFC tăng nhẹ 0,74%...

Khối ngoại sau hai phiên mua ròng liên tiếp đã quay lại bán ròng gần 100 tỷ đồng. Không có mã nào bị bán khối lượng quá lớn. VNM bị bán nhiều nhất hơn 70 tỷ đồng, DXG bị bán 47 tỷ đồng, MSN bị bán 30 tỷ đồng, PLX bị bán 21 tỷ đồng... Một số mã được mua là DPM với 50 tỷ đồng, CTG 50 tỷ đồng hay DGC 41 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.