Rượu bia bị siết chặt vòng vây, loạt ông lớn chật vật xoay vần tìm chỗ đứng

Rượu bia bị siết chặt vòng vây, loạt ông lớn chật vật xoay vần tìm chỗ đứng

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 12/06/2021 | 13:36
0
Heineken, Carlsberg phải chuyển hướng sang bia không cồn để cứu vãn tình hình, nhưng triển vọng cho những sản phẩm mới này là không rõ ràng.
Xu hướng thị trường - Rượu bia bị siết chặt vòng vây, loạt ông lớn chật vật xoay vần tìm chỗ đứng

Thai Beverage nổi tiếng với thương hiệu bia Chang.

Khi các quốc gia Đông Nam Á thắt chặt quy định về sử dụng rượu bia, các tập đoàn đồ uống đa quốc gia phải đối mặt với khó khăn mới ở nơi là thị trường tăng trưởng ít ỏi còn lại, theo Nikkei Asia.

Thai Beverage, nhà sản xuất bia lớn nhất Thái Lan, đã hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên sàn giao dịch Singapore vào tháng 4, khi dự kiến sẽ huy động được 2 tỷ USD.

ThaiBev, công ty với 90% doanh thu đến từ đồ uống có cồn, bao gồm cả các nhãn hiệu rượu whisky và bia Chang, được cho là muốn sử dụng số tiền thu được từ IPO để thúc đẩy quy mô hoạt động trong khu vực.

Kế hoạch trung hạn đến năm 2025 của hãng bia này là phát triển tại các thị trường như Việt Nam, Singapore và Malaysia. Thông báo về việc trì hoãn IPO, công ty chỉ cho biết, "việc niêm yết sẽ được xem xét vào thời điểm thích hợp".

Sự thay đổi kế hoạch của ThaiBev được đưa ra khi thị trường Đông Nam Á chứng kiến sự suy giảm. Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, doanh số bán rượu tại sáu quốc gia lớn trong khu vực đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất cả sáu thị trường đều chịu tác động kép do nhu cầu ăn uống xuống mức thấp trong bối cảnh dịch bệnh và các quy định nghiêm ngặt hơn về đồ uống có cồn.

Việt Nam, nhà sản xuất bia lớn nhất Đông Nam Á, là nước đầu tiên thắt chặt các quy định vào tháng 1/2020, khi tăng gấp đôi mức phạt tối đa đối với hành vi lái xe mô tô trong tình trạng say xỉn, lên 8 triệu đồng (350 USD), kèm theo tước bằng lái lên đến hai năm.

Vào tháng 12, Thái Lan đã cấm bán đồ uống có cồn trực tuyến, với lý do khó xác minh độ tuổi người mua. Với kênh bán hàng chủ chốt không còn, cùng với dịch bệnh khiến đồ uống có cồn bị cấm tại các quán bar và nhà hàng, nhiều nhà sản xuất bia thủ công đã phản đối bằng cách đổ hết những thùng bia trên đường phố.

Các công ty đa quốc gia cũng ngày càng lo lắng về tình hình suy thoái ở Đông Nam Á, một trong số ít thị trường còn tăng trưởng trên thế giới.

Xu hướng thị trường - Rượu bia bị siết chặt vòng vây, loạt ông lớn chật vật xoay vần tìm chỗ đứng (Hình 2).

Doanh thu từ các sản phẩm đồ uống có cồn đã sụt giảm trong năm 2020.

Viên đạn bạc lúc này của các hãng là đồ uống không cồn. Gã khổng lồ Heineken của Hà Lan đã sớm có động thái tại Việt Nam, tung ra sản phẩm bia Heineken 0.0. Nhà máy bia San Miguel do Kirin Holdings của Nhật Bản sở hữu 49%, cũng đi sau với việc ra mắt San Mig Free vào năm ngoái. Carlsberg Breweries, tập đoàn Đan Mạch với 30% doanh thu đến từ châu Á, cũng không nằm ngoài xu hướng.

Mặc dù vậy, Heineken đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng tại Châu Á - Thái Bình Dương giảm 12% vào năm 2020.

Bia không cồn không được ủng hộ rộng rãi ở Đông Nam Á như ở phương Tây hay Nhật Bản, và triển vọng cho những sản phẩm mới này không rõ ràng.

Một nguồn tin trong ngành cho biết: “Phải mất khá nhiều thời gian để bia không cồn có mặt tại Nhật Bản, vì vậy thật khó để mong đợi nhiều thành công trong ngắn hạn”. Trong khi đó, chi tiêu quảng cáo lớn có thể ăn vào lợi nhuận.

Trong số các nhà sản xuất bia Nhật Bản, Kirin đang đẩy mạnh bán hàng trực tuyến bia Ichiban Shibori tại Philippines và Malaysia. Suntory Holdings, công ty đã báo cáo sự sụt giảm doanh số bán hàng tại Đông Nam Á năm 2020, đang cố gắng tái tạo lại chiến lược cocktail highball từng áp dụng tại Nhật Bản.

Nhiều thách thức hơn đang chờ đợi các nhà sản xuất đồ uống. Malaysia dự kiến ​​sẽ cấm bán rượu mạnh tại các địa điểm như cửa hàng tiện lợi ở Kuala Lumpur bắt đầu từ tháng 10. Indonesia đa số theo đạo Hồi, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đang cân nhắc luật cấm hoàn toàn việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn.

 

Giới trẻ thi nhau nằm ườn cả ngày, đe doạ nền kinh tế tỷ dân: Hệ quả của “văn hoá 966”

Thứ 6, 11/06/2021 | 14:29
Thay vì cố gắng mua nhà, xe hơi, hoặc thậm chí khởi tạo một gia đình, người trẻ Trung Quốc đang từ chối tất cả để "nằm dài" ở nhà.

Ngành bia ra sao sau một năm áp dụng Nghị định 100?

Thứ 3, 25/05/2021 | 14:31
Trái với những dự báo ảm đạm trước đó, doanh số "ông lớn" ngành bia Việt vẫn tăng trưởng mạnh, bất chấp rào cản của Nghị định 100 và Covid-19.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động toàn bộ các quán bia hơi

Thứ 3, 11/05/2021 | 14:42
Ngày 11/5, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký văn bản yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới.

Bia Sài Gòn ra sao sau 1 năm về tay tỷ phú Thái?

Thứ 2, 28/01/2019 | 18:10
Mặc dù được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc sau khi đổi chủ, song thưc tế kết quả kinh doanh của Bia Sài Gòn năm đầu tiên về tay người Thái vẫn còn khá khiêm tốn, lợi nhuận giảm 11% so với năm 2017.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Thứ 3, 23/04/2024 | 18:35
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra sang UAE đạt hơn 7 triệu USD

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Việt Nam chi 2,1 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu 3 tháng đầu năm 2024

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:44
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 2.558.692 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, giá trung bình 822 USD/tấn.