Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông?

Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông?

Thứ 6, 25/11/2016 | 18:17
0
Chuyên gia của tờ Diplomat nhận định, với chiến lược bành trướng Biển Đông trên cả hai mặt trận quân sự lẫn kinh tế, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc khởi động lại mưu đồ của mình.

Tuan N. Pham, một quan chức hải quân Mỹ từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong một bài viết gần đây trên The Diplomat cảnh báo, việc Mỹ rút khỏi TPP có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược hàng hải bành trướng của quốc gia này trong thời gian sắp tới.

Tiêu điểm - Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông?

Tàu chiến Mỹ trên Biển Đông.

Chiến lược biển của Trung Quốc từ lâu đã hướng tới việc tận dụng và đồng bộ hóa các tuyến đường hàng hải nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ  La Haye đã làm cho điều này càng trở nên bắt buộc thậm chí cấp bách hơn đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc hồi tháng 7 từng cho biết sẽ soạn thảo một tài liệu mô tả chiến lược mà Bắc Kinh theo đuổi với mục tiêu "gia tăng sự thịnh vượng" khu vực.

Thế nhưng nội dung tài liệu lại nhấn mạnh phần nhiều tham vọng của Bắc Kinh với những nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của riêng họ.

Hoạt động hàng hải của Trung Quốc được thúc đẩy bởi tầm nhìn chiến lược trên biển với tên gọi "không gian kinh tế xanh và lãnh thổ xanh", đây là hai khái niệm mà đất nước này cho rằng rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

Với Bắc Kinh, nhiệm vụ xây dựng sức mạnh hàng hải, hải quân và an ninh trên biển thời gian qua chỉ một phần trong tầm nhìn nói trên.

Trên thực tế chiến lược trên biển mới của Trung Quốc còn mở ra một cách tiếp cận sâu rộng về các vấn đề kinh tế, ngoại giao, môi trường và pháp luật hàng hải.

Trong việc tạo ra một chiến lược hàng hải chính thức, Bắc Kinh sẽ cố gắng lấp đầy những lỗ hổng pháp lý trong nước mà quốc gia này cho rằng đang cản trở tham vọng kiểm soát Biển Đông, cũng như xây dựng cơ sở lý luận nhằm biện minh cho các hoạt động sai trái mà họ thực hiện trong vùng biển quốc tế.

Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố ý định xây dựng một đạo luật hàng hải trong nước nhằm hỗ trợ phát triển cho chiến lược biển, cũng như thiết lập các "cơ sở pháp lý" cho các tranh chấp quốc tế mà nước này biết chắc chắn sẽ vấp phải một khi mở rộng chiến lược biển của mình theo hướng bành trướng như trước đây.

Tiêu điểm - Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông? (Hình 2).

Chiến lược biển "thâm sâu" của Trung Quốc không chỉ là mở rộng về mặt quân sự.

Nói cách khác Bắc Kinh muốn mang "lệ làng" mà họ tự lập ra theo ý mình để tranh cãi với luật pháp quốc tế, vốn được cả thế giới cùng thiết lập và công nhận.

Đây là dấu hiệu báo trước cho việc Bắc Kinh có thể sẽ còn nhảy vào những tranh chấp khác như một nỗ lực tiếp tục làm sai lệch tính lịch sử trên các vùng biển.

Bình luận về điều này ông Tuan N. Pham cho rằng Trung Quốc luôn cảm thấy bản thân bị thiệt thòi (và bị lợi dụng) bởi hệ thống luật pháp do phương Tây chi phối trong các vấn đề hàng hải quốc tế. Quốc gia này hậm hực khi cho rằng mình không có tiếng nói trong việc thiết lập cơ sở pháp lý nói trên.

Khi các tàu của Mỹ trên danh nghĩa hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, cũng như tiến vào các vùng EEZ (đặc quyền kinh tế) của Trung Quốc, Bắc Kinh đã từng lên tiếng phản đối và yêu cầu tàu Mỹ phải xin phép mới được tiến vào EEZ của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Dựa trên tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) khi nêu rõ mọi hoạt động trên đại dương chỉ phục vụ cho mục đích hòa bình, Bắc Kinh vin vào điều này và tự cho rằng các hoạt động quân sự trên biển, kể cả tiến vào vùng EEZ đều là trái pháp luật. Trong khi từ trước đến nay các hoạt động này đều được thực hiện thường xuyên và không có bất cứ quốc gia nào phản đối.

Logic của Trung Quốc là nếu UNCLOS đòi hỏi các quốc gia sử dụng biển cả chỉ nhằm mục đích hòa bình, thì các hoạt động của các quốc gia nước ngoài trong vùng EEZ của một quốc gia khác cũng phải hoạt động ôn hòa, cũng như các hoạt động quân sự là điều không được phép.

Các học giả pháp lý của Mỹ đã phản bác lại khi cho rằng các hoạt động quân sự đã là một hoạt động hợp pháp được công nhận trên biển, bao gồm cả trong vùng EEZ theo luật pháp và tập quán quốc tế, được tiến hành trên tinh thần tự do hàng hải của UNCLOS.

Trong bối cảnh các nước đang tập trung nguồn lực cho các chiến lược trên biển của mình, việc mở rộng lập trường pháp lý sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa về tính hợp pháp, chính trị và quân sự, đặc biệt đối với mục đích bành trướng của Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn thiết lập các điều kiện thuận lợi cho chiến lược bành trướng của mình trong tương lai, trong đó tìm cách mở rộng ranh giới trên biển của mình thông qua các vùng EEZ tự tuyên bố, đồng thời phản đối hoạt động quân sự trong khu vực này như một động thái gạt bỏ sự hiện diện của Mỹ thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải.

Đồng thời Trung Quốc cũng củng cố và biện minh cho lập trường ngang ngược ngày càng tăng trên biển cũng như mở rộng kiểm soát quy mô lớn ở Biển Đông dựa trên nền tảng pháp lý tự mình tạo ra.

Tiêu điểm - Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông? (Hình 3).

Trump rút khỏi TPP có thể làm suy yếu ảnh hưởng Mỹ ở châu Á.

Mỹ đưa mình vào thế khó khi rút TPP?

Chuyên gia Tuan N. Pham cho rằng với chiến lược biển như vậy, điều đầu tiên Mỹ cần làm là kiên nhẫn với lập trường hiện tại của mình.

Mặc dù có sự ấm lên rõ ràng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng (như Philippines, Malaysia, Myanmar và Thái Lan), vẫn còn quá sớm để kết luận rằng những thay đổi gần đây về địa chính trị và xu hướng trong khu vực đã chuyển hướng sang ủng hộ một cách rõ rệt và lâu dài dành cho Bắc Kinh.

Ấn Độ-châu Á-Thái Bình Dương luôn là khu vực biến đổi liên tục, điều khiến cho mọi nỗ lực tái cân bằng đều mang lại hiệu quả. Do đó, Washington cần phải tiếp tục sự kiên nhẫn đối với chiến lược của mình, cũng như đảm bảo lời hứa của mình với các quốc gia đồng minh trước khi thiết lập một một chính sách mới.

Nếu quỹ đạo trong khu vực không hẳn sẽ trở thành ác mộng lâu dài đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Washington hoàn toàn có thể đảo ngược tình hình bất cứ lúc nào.

Tình thế "hậu PCA" không phải là quãng thời gian để Mỹ "trầm lặng" khi những điều xảy ra sắp tới có thể sẽ mang lại nhiều rủi ro.

Theo một số dự đoán, Bắc Kinh có thể tham gia vào các hành động khiêu khích nhằm "kiểm tra" thái độ từ chính quyền mới của Mỹ.

Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược biển quy mô lớn và dài hạn. Bất kỳ sự nhún nhường nào từ Mỹ cũng sẽ là cái cớ để Bắc Kinh thừa thắng xông lên từ chối đơn phương phán quyết PCA.

Một khi đã là bên nắm thế chủ động, Trung Quốc có thể đòi hỏi Mỹ nhượng bộ thêm nhiều thứ khác chỉ để đổi lấy lời hứa mơ hồ về cái gọi là tự "kiềm chế".

Quan chức hải quân Mỹ cũng cho rằng Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là điều không nên.

Trước đó Tổng thống đắc cử Trump khẳng định một lần nữa ý định từ bỏ TPP ngay khi bước chân vào Nhà Trắng. Trên thực tế một động thái như vậy sẽ ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến chính sách đối ngoại của Mỹ.

Cho đến nay TPP được coi là sáng kiến "đầy hứa hẹn và lâu dài" đủ sức đối chọi với chiến lược hàng hải toàn diện của Trung Quốc.

Công cụ hội nhập kinh tế mạnh mẽ này sẽ ràng buộc Mỹ cùng 11 nền kinh tế khác trong khu vực, đảm bảo một hệ thống thương mại phù hợp với tiêu chuẩn cao, cũng như bổ sung, cân đối trên mọi lĩnh vực ngoại giao đa phương và sự hiện diện quân sự.

Điều cốt lõi của vấn đề đó là làm thế nào để đối phó với những diễn biến trong tương lai khi không có TPP.

Các nước trong khu vực xem TPP như một phép thử đối với uy tín của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ không chỉ củng cố niềm tin nội bộ của Trung Quốc mà còn khiến cho tầm ảnh hưởng từ Mỹ suy giảm trước sự trỗi dậy của cường quốc châu Á; điều này còn dẫn tới việc các nước có thể xem xét tham gia vào một khuôn mẫu khác như RCEP mà Trung Quốc đang dẫn đầu.

Nếu vậy, Bắc Kinh có thể vin vào cái gọi là "gánh nặng và lợi ích của quốc gia dẫn đầu kinh tế khu vực" để từng bước hợp thức hóa việc mở rộng ảnh hưởng ra cả Tây Thái Bình Dương.

Với viễn cảnh nói trên, chính quyền mới của Trump nếu từ bỏ TPP, bằng mọi giá xoay trục châu Á cần phải giữ nguyên, đồng thời gia tăng thêm nguồn lực cho kế hoạch này.

Quốc Vinh

Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump

Thứ 6, 25/11/2016 | 21:39
Trung Quốc sẽ cố tình có một vài động thái trên Biển Đông để "kiểm tra" thái độ của Donald Trump vào tháng 3 tới đây.

Ông Donald Trump sẽ khiến Bắc Kinh 'chùn bước' ở Biển Đông?

Thứ 6, 18/11/2016 | 07:10
Với việc tự đưa mình vào thế khó sau phán quyết PCA và có thể sẽ gặp rắc rối với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Trung Quốc đang phải ẩn mình trên Biển Đông.

Trump và Duterte kiên nhẫn thăm dò nhau, Biển Đông 'lặng sóng'

Thứ 2, 14/11/2016 | 15:02
Ông Duterte và Trump đều dành cho nhau một sự tôn trọng nhất định, và nhiều tín hiệu cho thấy mối quan hệ song hành Philippines-Mỹ sớm trở lại.

Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump

Thứ 6, 25/11/2016 | 21:39
Trung Quốc sẽ cố tình có một vài động thái trên Biển Đông để "kiểm tra" thái độ của Donald Trump vào tháng 3 tới đây.

Ông Donald Trump sẽ khiến Bắc Kinh 'chùn bước' ở Biển Đông?

Thứ 6, 18/11/2016 | 07:10
Với việc tự đưa mình vào thế khó sau phán quyết PCA và có thể sẽ gặp rắc rối với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Trung Quốc đang phải ẩn mình trên Biển Đông.

Trump và Duterte kiên nhẫn thăm dò nhau, Biển Đông 'lặng sóng'

Thứ 2, 14/11/2016 | 15:02
Ông Duterte và Trump đều dành cho nhau một sự tôn trọng nhất định, và nhiều tín hiệu cho thấy mối quan hệ song hành Philippines-Mỹ sớm trở lại.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.