Sâm 'nhớ vợ' của người Ca Dong Quảng Ngãi 'thần kỳ' thế nào?

Sâm 'nhớ vợ' của người Ca Dong Quảng Ngãi 'thần kỳ' thế nào?

Thứ 6, 22/07/2016 14:56

Cây sâm cau, còn được ví là sâm "nhớ vợ" bởi lẽ loại sâm này gắn với câu chuyện "nửa đùa nửa thật" của một số người rằng, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Nói về cây sâm quý này, các già làng người thiểu số Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi nói rằng, cây sâm này có lá và rễ giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên loại sâm này được gọi là sâm cau.

Còn với người từ miền xuôi lên và đang công tác ở đây, thì gọi sâm cau là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Câu chuyện "sâm nhớ vợ" được báo Dân Việt dẫn lại: Cách đây khá lâu có một số cán bộ lên Sơn Tây công tác. Chiều tối hôm đó, số cán bộ này được anh em trên huyện chiêu đãi rượu sâm cau. Khi cuộc nhậu vừa tàn, số cán bộ này khăng khăng yêu cầu lái xe ô tô đưa về nhà. Tờ mờ sáng hôm sau, tất cả lại phải vượt gần cả trăm cây số để lên tiếp tục làm việc, cùng với lời lẩm bẩm "chỉ tại ham uống rượu sâm cau".

Đời sống - Sâm 'nhớ vợ' của người Ca Dong Quảng Ngãi 'thần kỳ' thế nào?

Rễ sâm cau. Ảnh: Dân việt

Theo một số tài liệu y học, rễ sâm cau có tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, giúp kiện gân cốt, bồi bổ sức khỏe, thần kinh suy nhược...

Tên khoa học của sâm cau là Curculigo orchioides Gaertn, nó còn có tên gọi khác như ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan...

Dù là cây thuốc được săn tìm nhưng sâm cau là giống mọc hoang ở những vùng rừng núi nước ta. Huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi là địa phương nổi tiếng với loại sâm cau trị liệt dương này và cũng được biết đến với loại rượu ngâm rễ sâm cau.

Cây sâm cau trưởng thành cao từ 50-100cm, lá có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau với phiến thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 30-50cm, rộng từ 2-4cm.

Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà và khi phơi có mùi thơm ngậy.

Thân rễ chính là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc, có tên dược liệu là tiên mao. Có nhiều cách để c

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.