Ví dụ, công ty Hàn Quốc đã nộp một số bằng sáng chế liên quan đến smartphone màn hình cuộn đầu tiên của họ. Thương hiệu này cũng đã công bố bằng sáng chế dành riêng cho một chiếc smartphone Galaxy được trang bị màn hình gập ở cạnh bên.
Giờ đây, Samsung đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến tốc độ làm mới thay đổi. Công nghệ mới này sẽ mang tính cách mạng áp dụng một tốc độ mới khác nhau cho từng khu vực trên màn hình để giảm tiêu thụ năng lượng vì nó chỉ áp dụng một phần chứ không phải toàn bộ màn hình.
Nếu sử dụng smartphone ở chế độ chia đôi màn hình, phát video YouTube trên một phần và đọc một bài báo trên web ở phần khác, thiết bị có thể tự động áp dụng tốc độ làm mới cao hơn cho phần màn hình nơi video đang phát, trong khi phần của màn hình chứa văn bản sẽ có tốc độ khung hình thấp hơn. Đây rõ ràng là một ví dụ trong số nhiều ví dụ khác về lĩnh vực khai thác công nghệ này.
Các hình ảnh mà Samsung thêm vào như một phần của tài liệu bằng sáng chế cho thấy một màn hình hiển thị nội dung với ba tốc độ làm mới khác nhau, cụ thể là 30 Hz, 60 Hz và 120 Hz. Tất nhiên, công ty sẽ có những giới hạn kỹ thuật liên quan đến sự kết hợp của cửa sổ màn hình và tốc độ làm mới. Nói cách khác, ứng dụng của nó sẽ tuân theo các mẫu cụ thể và sẽ không tùy tiện áp dụng các mức tốc độ làm mới.
Quan trọng hơn, việc áp dụng các tốc độ làm mới khác nhau trên màn hình một cách thông minh sẽ giúp điện thoại của Samsung tiết kiệm pin tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Samsung có triển khai công nghệ này trên Galaxy S23 ra mắt đầu năm sau hay không. Vẫn chưa rõ liệu Samsung có đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển công nghệ này hay không. Hiện tại, gần như chắc chắn điện thoại có tốc độ làm mới thay đổi từ 1Hz đến 120Hz trên phiên bản tiêu chuẩn.
Như Quỳnh