Samsung, TSMC, Intel sắp chịu “đòn đau” từ Mỹ

Thứ 4, 22/03/2023 | 16:22
0
Các công ty bán dẫn được hưởng lợi từ gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD của Mỹ sẽ là những “nạn nhân” tiếp theo của các biện pháp hạn chế mới nhắm vào Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden hôm 21/3 đã công bố những quy tắc được đề xuất nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất chip mở rộng hoạt động ở Trung Quốc và các quốc gia khác sau khi nhận ưu đãi từ Đạo luật Khoa học và Chip.

Động thái này thể hiện nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn tham vọng tăng trưởng và xây dựng năng lực tiên tiến của Bắc Kinh, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp các thành phần làm nền tảng cho các công nghệ mang tính cách mạng, bao gồm AI và siêu máy tính, cũng như các thiết bị điện tử hàng ngày.

Kiểm soát đầu tư

Để đảm bảo các công ty được nhận tài trợ liên bang không thể mở rộng năng lực sản xuất tiên tiến tại “các quốc gia đáng lo ngại”, bao gồm Trung Quốc và Nga, các quy tắc mới sẽ cấm các công ty đó chi hơn 100.000 USD để bổ sung năng lực sản xuất các chip logic có kích thước nhỏ hơn 28 nanomet (nm).

Các công ty này cũng không được phép tăng công suất hiện có của bất kỳ nhà máy bán dẫn đơn lẻ nào ở Trung Quốc lên hơn 5%.

Mặc dù bị hạn chế mở rộng sản xuất, nhưng các công ty này vẫn có thể nâng cấp công nghệ cho các cơ sở hiện có để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hơn, nếu các công ty này nhận được giấy phép kiểm soát xuất khẩu từ Bộ Thương mại Mỹ.

Bên cạnh đó, các công ty này cũng không được phép tăng công suất lên hơn 10% tại các cơ sở hiện có của họ ở “các quốc gia đáng lo ngại” đối với các chip logic có kích thước từ 28 nm trở lên. Nếu muốn xây dựng các nhà máy mới cho loại chip này, ít nhất 85% sản lượng phải được quốc gia sở tại tiêu thụ và các công ty phải thông báo cho Bộ Thương mại Mỹ.

Thế giới - Samsung, TSMC, Intel sắp chịu “đòn đau” từ Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn Đạo luật Chip và Khoa học hồi tháng 8/2022. Theo Đạo luật này, Mỹ sẽ cung cấp hơn 52 tỷ USD cho các công ty sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn. Ảnh: Washington Post

Chip 28 nm dù chậm hơn nhiều thế hệ so với chất bán dẫn tiên tiến nhất hiện có (chip có kích thước càng nhỏ thì càng tiên tiến), nhưng chúng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, bao gồm ô tô và điện thoại thông minh.

Chính phủ Mỹ cũng có thể thu hồi hoàn toàn các khoản tín dụng thuế nếu các công ty tăng đáng kể năng lực sản xuất chất bán dẫn ở nước ngoài trong vòng 10 năm kể từ khi nhận được ưu đãi, theo một tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ. Khoản tín dụng này tương đương 25% khoản đầu tư vào một cơ sở sản xuất chất bán dẫn hoặc thiết bị bán dẫn ở Mỹ.

Mỹ cũng đưa ra một danh sách các chất bán dẫn được coi quan trọng đối với an ninh quốc gia, khiến chúng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn so với các loại chip khác.

Danh sách này bao gồm chất bán dẫn hỗn hợp, chip được thiết kế cho các hệ thống thông tin lượng tử, lực lượng quân sự chuyên biệt và cho các môi trường nhiều bức xạ. Đây cũng là lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc dành nhiều tâm huyết để phát triển trong những năm qua.

Các công ty nhận trợ cấp liên bang cũng sẽ bị cấm tham gia nghiên cứu chung (nghiên cứu được thực hiện bởi 2 người trở lên) hoặc cấp phép công nghệ cho một thực thể nước ngoài có liên quan.  

Nạn nhân là các “ông lớn”

Các hạn chế mới gắn liền với đạo luật này nhằm mục đích áp đặt các hạn chế nặng nề hơn đối với các bên dự kiến nhận được ưu đãi, bao gồm những “gã khổng lồ” trong ngành như công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC (Trung Quốc), công ty điện tử Samsung (Hàn Quốc) và tập đoàn Intel (Mỹ), tất cả đều hoạt động tại Trung Quốc.

Cụ thể, TSMC sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong việc mở rộng nhà máy tiên tiến nhất của mình ở thành phố Nam Kinh, miền đông Trung Quốc, nơi họ sản xuất chip 28 nm và 16 nm.

Tháng 10/2022, TSMC đã được chính phủ Mỹ cấp giấy phép một năm để đẩy mạnh sản xuất tại Trung Quốc, tạm thời miễn trừ khỏi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng được triển khai trong tháng đó.

Trong khi đó, Samsung cho biết, họ đã thảo luận chặt chẽ với chính phủ Mỹ và Hàn Quốc và sẽ xác định bước đi tiếp theo sau khi xem xét kỹ lưỡng những thay đổi được công bố. Intel không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Thế giới - Samsung, TSMC, Intel sắp chịu “đòn đau” từ Mỹ (Hình 2).

Nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Các nhà sản xuất chip bộ nhớ như Samsung sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn khi mở rộng sản xuất ở Trung Quốc, vì họ vốn đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái.

Samsung có một nhà máy sản xuất chip bộ nhớ flash NAND quy mô lớn tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, còn Intel có một cơ sở “lắp ráp và thử nghiệm” chip ở trung tâm thành phố Thành Đô, hoạt động khiêm tốn hơn so với các cơ sở khác.

Danh sách các thực thể nước ngoài đáng lo ngại sẽ được mở rộng để bao gồm những cái tên trong danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ, danh sách các công ty quân sự Trung Quốc do Bộ Tài chính Mỹ cung cấp, và danh sách các thiết bị và dịch vụ gây rủi ro an ninh quốc gia của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ.

Theo đó, những cái tên trong danh sách mới này sẽ bao gồm một loạt các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc như Huawei Technologies, SenseTime Group và các nhà sản xuất chip hàng đầu như Yangtze Memory Technologies Co. (YMTC).

Mỹ sẽ thu thập ý kiến công chúng trong vòng 60 ngày trước khi công bố các quy tắc hoàn chỉnh vào cuối năm nay.  

Nguyễn Tuyết (Theo Bloomberg, Reuters)

Thêm một “đòn giáng” của Mỹ vào ngành chip Trung Quốc

Thứ 6, 16/12/2022 | 09:22
Mỹ vừa mở rộng lệnh cấm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc nhằm ngăn chặn nước này sản xuất vũ khí siêu thanh và các thiết bị quân sự tiên tiến khác.

Giải pháp cho ngành chip Trung Quốc trước những “đòn giáng” của Mỹ

Thứ 6, 02/12/2022 | 16:25
Thời gian qua, chính phủ Mỹ đã liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, gây ra áp lực đáng kể đối với quốc gia này.

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip, Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng

Thứ 4, 16/11/2022 | 15:57
Sản lượng vi mạch Trung Quốc giảm mạnh do nhu cầu trong nước suy yếu và những nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh phát triển ngành chip của riêng mình.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Tòa nhà biểu tượng của Copenhagen (Đan Mạch) đổ sập trong "biển lửa"

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:24
Sáng 16/4 (theo giờ địa phương), một trận hỏa hoạn lớn bùng phát tại sàn giao dịch chứng khoán cổ được xây từ thế kỷ 17 của Copenhagen, Đan Mạch làm tòa nhà đổ sập.

Số ca ung thư tuyến tiền liệt được dự đoán tăng gấp đôi vào năm 2040

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:15
Báo cáo mới đây đưa ra dự đoán số ca mắc ung thư tuyến tiền liệt hằng năm sẽ tăng từ 1,4 triệu người vào năm 2020 lên 2,9 triệu vào năm 2040.

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.