Sắt, thép là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế carbon của EU

Sắt, thép là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế carbon của EU

Nguyễn Thị Tuyết
Thứ 3, 23/05/2023 | 19:45
0
Cơ chế đánh thuế carbon lên hàng nhập khẩu của EU được cho là cơ hội để Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, nhưng cũng mang lại vô vàn thách thức.

Ngày 13/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Theo đó, tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này sẽ bị đánh thuế carbon dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

CBAM nhằm giải quyết vấn đề rò rỉ carbon khi các công ty chuyển sản xuất sang các quốc gia ngoài EU có quy định môi trường ít nghiêm ngặt hơn để tránh phải trả chi phí cao hơn cho lượng khí thải carbon của mình, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh.

Tương tự như Hệ thống mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS), cơ chế này của EU cũng yêu cầu các nhà nhập khẩu mua hạn mức carbon để trang trải lượng khí thải liên quan đến sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

Tác động cục bộ

Với mục tiêu cuối cùng là giảm phát thải khí nhà kính, CBAM được cho là cơ hội để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0. Mặc dù vậy, việc ứng dụng cơ chế này có thể mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam.

Trong những năm đầu tiên, chỉ những sản phẩm sử dụng nhiều carbon nhất phải tuân theo cơ chế CBAM, bao gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydro và điện. Những sản phẩm này chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp ở EU.

Đối thoại - Sắt, thép là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế carbon của EU

Ông Ayumi Konishi, cựu Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam là người chủ trì buổi đối thoại.

Tuy nhiên, về lâu dài, nếu CBAM mở rộng sang các lĩnh vực công nghiệp khác để theo dõi “dấu chân carbon” của tất cả các hoạt động sản xuất trong khi các đối tác thương mại của Việt Nam áp dụng các cơ chế tương tự, đây sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với các ngành nghề xuất khẩu của nước nhà.

Đây là những thông tin được chia tại phiên đối thoại thứ 20 của Viện Chiến lược, Chính sách Công Thương Việt Nam (VIOIT) trực thuộc Bộ Công Thương với chủ đề “Làm thế nào để Việt Nam tận dụng tốt nhất cơ chế CBAM?”.

Tại buổi đối thoại, đại diện của Liên minh Đối tác Chuyển tiếp Năng lượng (Energy Transition Partnership - ETP) chia sẻ một nghiên cứu cho thấy sắt thép là ngành sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của CBAM, sau đó là nhôm, phân bón và xi măng, tính theo giá trị xuất khẩu sang EU.

Nếu Việt Nam không hành động kịp thời, CBAM có thể khiến tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm từ 3-5%, do đó ảnh hưởng đến 1% GDP của quốc gia.

Mặc dù tác động lên nền kinh tế của Việt Nam nói chung không đáng kể, nhưng điều này có thể ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp. Ví dụ, khoản thuế này có thể chiếm tới 20% giá thành của các sản phẩm sắt thép xuất khẩu sang EU khi CBAM có hiệu lực hoàn toàn, vị đại diện này cho biết.

Hệ quả của vấn đề này là sức cạnh tranh cũng như sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Lộ trình giảm thiểu carbon

Tác động là vậy, nhưng khảo sát của ETP cho thấy rất ít tổ chức hay doanh nghiệp của Việt Nam có hiểu biết sâu sắc về CBAM. Do đó, ETP khuyến nghị, Việt Nam cần làm tốt hơn trong việc phổ biến kiến thức đến doanh nghiệp. Trước tình hình này, đại diện của VIOIT đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu những tác động của CBAM.

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu về những tác động của CBAM đối với nền kinh tế nói chung cũng như các nhà sản xuất và người tiêu dùng nói riêng, từ đó đề xuất các phương pháp để giảm thiểu những tác động của cơ chế này, đồng thời xây dựng kế hoạch giảm thiểu lượng khí thải CO2 cho mỗi ngành nghề, sản phẩm.  

Thứ hai, phát triển thị trường carbon nội địa và xây dựng chính sách thuế carbon ở Việt Nam, đánh giá tính khả thi của chính sách này, sau đó xác định lộ trình để áp dụng chính sách thuế này ở Việt Nam.

Đối thoại - Sắt, thép là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế carbon của EU (Hình 2).

Xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, hydro và điện chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp ở EU. Ảnh: DW

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận và báo cáo dữ liệu phát thải, đồng thời khuyến khích các công ty ứng dụng các chiến lược và kế hoạch hành động nhằm “ứng phó” với CBAM.

Thứ tư, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về chứng chỉ phát thải carbon, cách báo cáo dữ liệu carbon cho các cơ quan hữu quan, cách tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các công cụ định giá carbon, đồng thời ứng dụng hệ thống ETS của châu Âu vào quá trình sản xuất.

Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM kể từ tháng 10/2023. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 đến cuối năm 2025, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu theo quy định của CBAM nhưng chưa phải trả phí.

Sau khi hệ thống chính thức đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2026, các nhà nhập khẩu EU sẽ phải khai báo hàng năm số lượng hàng hóa và lượng khí thải trong tổng số hàng hóa họ nhập khẩu vào EU trong năm trước đó và nộp lại số lượng giấy chứng nhận CBAM tương ứng.

Nguyễn Tuyết

Net Zero ở châu Á đang phát triển: Lợi ích gấp 5 lần chi phí

Thứ 5, 27/04/2023 | 17:34
Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại lên tới 24% GDP cho khu vực châu Á đang phát triển với kịch bản ấm lên toàn cầu trung bình gần 4°C vào năm 2100.

Việt Nam ứng dụng kinh nghiệm quốc tế vào hành trình Net Zero

Thứ 4, 26/04/2023 | 00:13
Việt Nam chỉ còn hơn 2 năm để chính thức áp dụng hệ thống mua bán khí thải châu Âu (EU ETS) nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngân hàng khí hậu – Chìa khóa cho hành trình “Net Zero” của Việt Nam

Thứ 5, 08/12/2022 | 15:38
Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững, song quá trình này không dễ dàng vì nguồn kinh phí cần có là 15-30 tỷ USD mỗi năm.
Cùng tác giả

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.

HSBC: Việt Nam đi trước ASEAN trong việc cắt giảm lãi suất

Thứ 5, 10/08/2023 | 12:57
“Cắt giảm hay không cắt giảm lãi suất?” sẽ là câu hỏi đặt ra cho các nước ASEAN, ngoại trừ Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của HSBC.
Cùng chuyên mục

Tránh trục lợi chính sách nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:30
Tại phiên họp thứ 26 ngày 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Việt Nam được lợi gì khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?

Thứ 5, 28/09/2023 | 15:31
Mục đích xây dựng Nghị quyết nhằm xây dựng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

Thứ 5, 28/09/2023 | 07:09
Chính phủ đề xuất cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do nguồn lực còn lại lớn.

Tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ

Thứ 4, 27/09/2023 | 11:04
Chính phủ đề xuất một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản

Thứ 4, 27/09/2023 | 10:31
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản hiện hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập.
     
Nổi bật trong ngày

Bà Rịa -Vũng Tàu: Vẫn còn nhiều tồn tại về an toàn PCCC ở chung cư

Thứ 5, 28/09/2023 | 09:00
Qua công tác kiểm tra, đoàn liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện còn nhiều tồn tại về an toàn phòng cháy chữa cháy tại chung cư trên địa bàn Tp. Vũng Tàu.

Việt Nam được lợi gì khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?

Thứ 5, 28/09/2023 | 15:31
Mục đích xây dựng Nghị quyết nhằm xây dựng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Tránh trục lợi chính sách nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:30
Tại phiên họp thứ 26 ngày 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

Thứ 5, 28/09/2023 | 07:09
Chính phủ đề xuất cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do nguồn lực còn lại lớn.