Sau đại dịch Covid-19, trẻ “hở tý là ốm”, ho, sốt, cúm… liên miên vì lý do không ngờ!

Thứ 4, 07/09/2022 05:55

Trẻ nhỏ vốn đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh... Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trẻ nhỏ rơi vào “món nợ miễn dịch” khiến đề kháng càng yếu hơn, hơi tý là sụt sùi mũi dãi, rồi cảm cúm, sốt, ho… liên miên. Vậy, cha mẹ cần làm gì để “cứu” trẻ ra khỏi “món nợ” này?

“Món nợ miễn dịch” – nguyên nhân khiến trẻ bệnh liên tục sau Covid-19

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Miễn dịch khỏe giúp trẻ có “sức mạnh” để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp con khỏe mạnh và nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may nhiễm bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch khỏe không tự nhiên sinh ra là có, mà là kết quả của một quá trình trải nghiệm và rèn luyện.

Miễn dịch của trẻ bắt đầu từ con số 0, sau đó, nhận được các yếu tố miễn dịch đầu tiên từ sữa mẹ. Tiếp đó, phát triển qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh. Dần dần, hệ miễn dịch của trẻ được “tôi luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn.

img

Miễn dịch của trẻ cần được “huấn luyện” mới khỏe mạnh hơn

Thế nhưng, đại dịch Covid-19 bùng phát “cướp đi” cơ hội rèn luyện miễn dịch của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEP cho biết năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, có đến 25 triệu trẻ em bỏ lỡ việc chủng ngừa các bệnh phổ biến như sởi, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván… Từ đó, dẫn đến nguy cơ bùng phát những dịch bệnh vốn dĩ có thể tránh được.

Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên ở trong nhà, rơi vào các hoạt động thụ động như xem TV, điện thoại, ipad, đồng thời, phải hạn chế các hoạt động ngoài trời. Điều này làm hệ miễn dịch của trẻ tạm thời rơi vào trạng thái “nghỉ dưỡng”, ít có cơ hội huấn luyện bởi ít tiếp xúc với môi trường. Trong khi đó, các virus, vi khuẩn vẫn hoạt động bình thường, thậm chí, phát triển mạnh mẽ hơn khi trẻ qua lại cuộc sống thường ngày.

img

Các hoạt động như xem TV, điện thoại, ipad… sẽ cướp mất cơ hội rèn luyện của hệ miễn dịch

Khi trẻ đi học, vui chơi trở lại sẽ tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn và các mần bệnh lây lan mạnh. Trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi càng dễ bị ốm bệnh hơn do đang ở giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, lại cộng thêm “món nợ miễn dịch”.

Đặc biệt, ở những trẻ từng bị Covid, hệ hô hấp và miễn dịch bị tổn thương, chưa hồi phục hoàn toàn thì trẻ dễ bệnh cũng như dễ dẫn tới biến chứng nặng như viêm phế quản, viêm phổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần giải quyết “món nợ” này để giúp con khỏe mạnh.

Vậy, cha mẹ cần làm gì để “trả món nợ miễn dịch” cho trẻ?

Trước hết, cha mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, “bù” những mũi tiêm còn thiếu để tiếp thêm sức mạnh cho hệ miễn dịch non nớt của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin (Lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, sởi). Trẻ từ 1-5 tuổi cần được tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại và các loại vắc xin phòng bệnh khác.

img

Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, “bù” những mũi còn thiếu để nâng cao đề kháng của con

Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ. Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn… và đeo khẩu trang cho con khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Tăng cường các hoạt động ngoài trời để trẻ có lối sống năng động, không nên cho trẻ xem TV, điện thoại quá 1 giờ/ngày, cho trẻ ngủ đủ giấc theo nhu cầu của từng lứa tuổi. Chẳng hạn, trẻ từ 6-36 tháng tuổi cần ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày.

Cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, cần đảm bảo bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm chất tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm để giúp trẻ trả “món nợ” này, chính là tăng đề kháng để “bù” lại cho trẻ “đội quân” tế bào miễn dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, giúp trẻ có khả năng “chiến đấu” với mầm bệnh.

img

Làm thế nào để tăng đề kháng, giúp trẻ giảm ốm bệnh hiệu quả?

Bên cạnh dinh dưỡng đa dạng, cha mẹ cần lưu ý bổ sung cho con các thực phẩm giàu vitamin A, E, D, C, sắt, kẽm… Bởi đây đều là những “mắt xích” cần thiết cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến khích bổ sung hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu Beta-glucan để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chứng minh Beta-glucan giúp tăng cường gấp đôi lượng tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể sau 72 giờ sử dụng, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

img

Nghiên cứu của nhóm Tiến sĩ Josef Richter (Cộng hòa Séc) thực hiện trên trẻ em bị mắc các bệnh lý mạn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản… cho thấy sau 4 tuần bổ sung Beta-glucan, thể lực của trẻ tốt hơn hẳn so với nhóm không được bổ sung.

Tuy nhiên, hoạt chất này lại không phổ biến trong thực đơn của người Việt mà chỉ có trong một số sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng. Hiện nay, Gadopax Forte là sản phẩm “hiếm” chứa hàm lượng cao Beta-glucan tinh khiết, được kết hợp với Vitamin C, Vitamin D và Kẽm giúp hiệp đồng tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả tối ưu. Nhờ đó, giúp hỗ trợ tăng đề kháng, hỗ trợ giảm mắc bệnh do vi khuẩn, virus.

img

Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1800 28 28 32

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.