Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Thứ 2, 26/09/2022 | 15:18
0
Theo đại diện Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2020, đặc biệt sau khi xuất hiện làn sóng dịch Covid-19, số trường hợp bị nhiễm nấm đen tăng nhanh.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, đến nay đã có khoảng hơn 20 trường hợp nấm đen nhập viện điều trị. Đa số bệnh nhân đều có bệnh nền và nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, có các tổn thương nhiễm nấm ăn từ xoang lan lên xương hàm, ổ mắt, hệ thần kinh…

Theo PGS Cường, đây là dạng nấm xâm nhập đã được y văn thế giới nhắc đến, đặc biệt là tại Ấn Độ trong giai đoạn vừa qua với số lượng bệnh nhân tăng đột biến, là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao sau khi mắc Covid-19.

Đầu tháng 9 vừa qua, bệnh nhân N. (72 tuổi) được chẩn đoán viêm xoang hàm phải do nấm Mucormycetes. Người này có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường 6 năm. Có biểu hiện đau đầu nhiều, bệnh nhân đi khám tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi làm các siêu âm, xét nghiệm…, bác sĩ kết luận “tổ chức xoang hàm tổn thương do nấm Mucormycetes".

PGS.TS Đỗ Duy Cường thông tin với VietNamNet, nấm đen là một bệnh nhiễm trùng mới nổi nghiêm trọng do bào tử nấm có tên gọi là Mucormycetes gây ra.

Nhóm nấm Mucor tạo ra hàng triệu bào tử lơ lửng trong không khí và thường phát triển vào mùa hè và mùa thu, những bào tử này khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt, có các chất hữu cơ thối rữa (lá cây, gỗ mục nát, phân động vật hoặc đất) chúng bắt đầu nảy mầm và tạo ra sợi nấm.

Nấm đen xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang; Xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là: người từng mắc Covid-19; người mắc bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton; người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid kéo dài, người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, người bị chấn thương da do phẫu thuật, bỏng, trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng…

Sức khỏe - Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Hình ảnh phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở người bị nhiễm nấm đen.Ảnh:báo Người Lao Động

Về dấu hiệu đặc trưng, bệnh nhiễm nấm đen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu...

Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh cảnh như sau:

- Nhiễm trùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Các dấu hiệu của dạng bệnh này như sốt, đau đầu, đau xoang hoặc nghẹt mũi; sưng mặt một bên; tổn thương màu đen ở phía trên bên trong miệng hoặc trên sống mũi.

- Viêm phổi với các dấu hiệu: Khó thở hoặc thở gấp; tức ngực; sốt cao trên 38oC, ho ra máu.

- Nhiễm trùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc nhiễm trùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi. Lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.

- Nhiễm trùng đường tiêu hoá: Thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu: buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

- Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính do vậy các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng như hôn mê hoặc rối loạn ý thức. Các dấu hiệu có thể gặp: sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.

Chẩn đoán bệnh nấm đen hiện nay dựa vào bệnh cảnh lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh có ý nghĩa trong việc xác định chẩn đoán. Tuy vậy, việc chẩn đoán cũng còn khó khăn vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp, bệnh phẩm nuôi cấy khó mọc cũng như cần có các nhà giải phẫu bệnh học có kinh nghiệm để đọc tiêu bản.

Theo PGS Đỗ Duy Cường, hiện Bộ Y tế mới có hướng dẫn chung cho các bệnh nhân nhiễm nấm, chưa có hướng dẫn dành riêng cho bệnh nhân nhiễm nấm đen. Hiện việc điều trị nấm đen đang sử dụng các thuốc chống nấm truyền tĩnh mạch là Amphotericin B, thời gian giai đoạn tấn công là 2-4 tuần. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều độc tính và rất đắt tiền, BHYT chỉ chi trả 50%.

"Chúng tôi cũng gặp khó khăn trong điều trị là hết giai đoạn tấn công, bệnh nhân khó để có thể tìm được thuốc cho giai đoạn duy trì, đó là thuốc Posaconazol hoặc Isavuconazol. Đây là các thuốc khó tìm tại thị trường Việt Nam và rất đắt tiền nên bệnh nhân thường bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị, do đó bệnh dễ bị tái phát trở lại, nấm có thể ăn sâu thêm và tổn thương nặng nề hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong cao cho nhóm bệnh này", PGS Cường chia sẻ với Người Lao Động.

Ngoài ra, nấm đen ăn sâu vào trong các tổ chức xoang, hốc mắt, tổ chức thần kinh... cần phải được kết hợp ngoại khoa để loại bỏ các tổ chức áp xe hoại tử và rửa sạch bằng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ.

Đáng lo ngại là hiện không có thuốc hay vắc-xin chủng ngừa để ngăn chặn bệnh nấm đen. Để phòng bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường, ung thư, suy giảm miễn dịch, hậu Covid-19, PGS Cường lưu ý người dân tránh đến khu vực có nhiều khói bụi, công trường; đeo khẩu trang khi phải đến khu vực có nhiều khói bụi; tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất. Mang găng tay, ủng nếu thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất. Nếu người bệnh đã cấy ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng, cần chia sẻ với bác sĩ để được dùng thuốc kháng nấm, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng do nấm.

"Bộ Y tế cần sớm đưa ra phác đồ điều trị dành riêng cho loại bệnh này, nhập được thuốc và có chính sách BHYT chi trả cho những bệnh nhân nhiễm nấm đen", PGS Cường đề xuất.

Minh Hoa (t/h)

Những dấu hiệu tưởng chừng vô hại, không ngờ là triệu chứng của “tử thần” gọi tên

Chủ nhật, 25/09/2022 | 10:14
Đau bụng, đau vùng thượng vị, đi ngoài phân lỏng… là những dấu hiệu hay gặp nên dễ bỏ qua. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cũng nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu “tử thần” đang gọi tên.

13 triệu chứng "báo động đỏ" bệnh ung thư, bạn nhất định phải lưu ý

Thứ 5, 18/08/2022 | 14:09
Việc phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục và thậm chí là sống sót. Do đó, việc lưu ý các cảnh báo ban đầu là vô cùng quan trọng.

Thêm hai triệu chứng Covid-19 kéo dài: Rụng tóc và giảm ham muốn tình dục

Thứ 3, 09/08/2022 | 16:09
Mặc dù phần lớn người đã từng nhiễm Covid-19 sẽ hồi phục sau vài tuần nhưng vẫn có một bộ phận người nhiễm Covid-19 có thể gặp những triệu chứng kéo dài nhiều tháng.

Một triệu chứng khi nhiễm BA.5 dễ bị nhầm với tác động của trời nóng

Thứ 6, 22/07/2022 | 13:18
Những người nhiễm biến thể BA.5 của Omicron có thể gặp triệu chứng giống với những người đang chịu tác động của thời tiết nóng đỉnh điểm.
Cùng chuyên mục

Đau mũi đi khám, bác sĩ sốc nặng khi lấy ra thứ trong mũi người phụ nữ

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:59
Bị nghẹt mũi đi khám, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện cả trăm con giòi nhỏ sống trong lỗ mũi mình.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:45
Trước thông tin hãng dược AstraZeneca thu hồi vắc- xin phòng Covid-19 trên toàn cầu, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không còn sử dụng loại vắc-xin này.

Bác sĩ cảnh báo suy nghĩ sai lầm khi ăn tiết canh

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:24
Trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tiết canh dê hay tiết canh gia cầm là sạch vì không có vi khuẩn liên cầu lợn.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Thông tin mới nhất vụ hàng chục người nhập viện sau khi ăn tiết canh ở Thái Bình

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:45
Sau bữa tiệc tại đám cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng phải nhập viện, trong đó có một người đã tử vong.
     
Nổi bật trong ngày

Đi bơi, cô gái bất ngờ vớt được nửa cân vàng dưới hồ

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:30
Trong kỳ nghỉ, thiếu nữ 16 tuổi bất ngờ phát hiện ra một thỏi vàng nặng 0,5 kg nằm sâu dưới đáy hồ.

Cãi nhau với chồng, vợ ném con trai xuống kênh đầy cá sấu

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:06
Một người mẹ bị cáo buộc đã ném đứa con trai khuyết tật của mình xuống một con kênh đầy cá sấu sau khi cãi nhau với chồng.

Con tem lỗi bán với giá 50 tỷ đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:37
Con tem cực hiếm in hình chiếc máy bay đảo ngược đã được một người đàn ông mua với giá 50 tỷ đồng.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Anh nông dân bỏ túi 500 triệu đồng nhờ "đánh liều" nuôi con đặc sản "lạ"

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:30
Nhờ đánh liều nuôi con đặc sản "vừa lạ vừa quen" trong ruộng lúa, một anh nông dân ở Bạc Liêu nhẹ nhàng có thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.