Serbia sắp mua chiến đấu cơ đa nhiệm của Pháp

Serbia sắp mua chiến đấu cơ đa nhiệm của Pháp

Thứ 4, 10/04/2024 | 06:30
0
Thông qua việc mua máy bay phản lực Rafale, Serbia có thể hiện đại hóa lực lượng không quân, vốn bao gồm chủ yếu là máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô.

Serbia sắp ký thỏa thuận mua 12 máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale của Pháp, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết hôm 9/4. Động thái này có khả năng sẽ đánh dấu bước chuyển của quốc gia vùng Balkan khỏi nhà cung cấp quân sự truyền thống là Nga.

Thông tin trên được ông Vucic đưa ra trong chuyến thăm 2 ngày tới Paris và sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như các quan chức quốc phòng Pháp và các nhà sản xuất hàng quốc phòng danh tiếng của quốc gia Tây Âu như hãng Rafale Dassault Aviation.

Tổng thống Serbia cho biết, ông đã có cuộc trò chuyện rất vui vẻ với ông Macron vào tối hôm 8/4, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, và hai bên “đã đạt được những thỏa thuận cụ thể về việc mua máy bay chiến đấu Rafale”.

Ông Vucic cho biết, các hợp đồng sẽ được ký trong 2 tháng tới với sự hiện diện của ông Macron, đồng thời nói thêm rằng việc mua các máy bay phản lực tinh vi của phương Tây sẽ mở rộng đáng kể sự hợp tác quân sự và các lĩnh vực khác giữa hai bên.

Chi tiết tài chính của thỏa thuận tiềm năng vẫn chưa được công bố, nhưng các phương tiện truyền thông thân Chính phủ Serbia ước tính trị giá khoảng 3 tỷ Euro (3,2 tỷ USD) cho toàn bộ thỏa thuận.

Thế giới - Serbia sắp mua chiến đấu cơ đa nhiệm của Pháp

Máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris ở Le Bourget, tháng 6/2023. Ảnh: Balkan Insight

Serbia đã cân nhắc việc mua các máy bay phản lực Rafale mới trong hơn 2 năm kể từ khi đối thủ láng giềng Balkan là Croatia mua 12 máy bay chiến đấu cùng loại đã qua sử dụng với giá khoảng 1 tỷ Euro.

Thông qua việc mua máy bay phản lực Rafale, Serbia có thể hiện đại hóa lực lượng không quân của mình, vốn bao gồm chủ yếu là máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô sản xuất cũng như máy bay chiến đấu cũ kỹ từ thời Nam Tư.

Nga là nhà cung cấp máy bay quân sự truyền thống, bao gồm cả trực thăng chiến đấu, cho Serbia, nước đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Moscow kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Việc quân đội Serbia nhanh chóng trang bị vũ khí đã khiến một số nước láng giềng lo lắng sau sự tan rã của Nam Tư vào những năm 1990. Serbia, một ứng cử viên đang chờ gia nhập Liên minh châu Âu (EU), gần như nằm giáp với toàn các nước thành viên NATO.

Trong cuộc hội đàm ở Paris, ông Vucic và ông Macron cũng thảo luận về những căng thẳng âm ỉ ở Kosovo cũng như hợp tác trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân và khả năng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Serbia.

Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, Serbia đã cấm phát triển năng lượng hạt nhân. Ông Vucic cho biết vào tháng trước tại một hội nghị ở Brussels rằng ông sẽ tìm cách thay đổi luật. Pháp là một trong những nước dẫn đầu thế giới về phát triển hạt nhân dân sự. Các nhà máy hạt nhân chiếm hơn 60% sản lượng điện của nước này.

Minh Đức (Theo AP, RFE/RL)

Chọn đứng ngoài NATO, Serbia sẽ tăng cường lực lượng vũ trang

Thứ 2, 01/04/2024 | 20:00
Serbia có thể đứng ngang hàng với các nước như Pháp và Đức khi nói đến sản xuất vũ khí, Tổng thống Vucic cho biết.

Đồng minh lâu năm của Nga để ngỏ khả năng gia nhập BRICS thay vì EU

Thứ 2, 19/06/2023 | 10:53
Nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt hiện chiếm hơn 32% GDP, 40% dân số, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới.

Muốn gia nhập EU, Serbia phải làm 2 điều này

Thứ 3, 23/05/2023 | 15:46
Serbia đã bị đặt vào một tình thế khó khăn về chính trị kể từ khi đồng minh truyền thống của nước này là Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.