'Siêu phẩm' dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

'Siêu phẩm' dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 6, 22/11/2013 | 13:57
0
Từ khi phát động cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (15/10), báo ĐS&PL đã nhận được hàng nghìn bài dự thi của các độc giả trong và ngoài nước. Đó là những tác phẩm được viết nên từ lòng tôn kính, ngưỡng mộ vị tướng tài ba của dân tộc.

Mới đây, tòa soạn báo ĐS&PL bất ngờ đón nhận “siêu phẩm” gồm 15 cuốn dày cả nghìn trang giấy của nhóm Lạc Hồng (sinh viên Học viện An ninh Nhân dân) viết về Đại tướng. Và để có được “siêu phẩm” đặc biệt này, 50 sinh viên đã rất kỳ công sưu tập tư liệu trong nhiều đêm thức trắng.

Sáng đi thi, đêm chong đèn thực hiện “siêu phẩm”

Chiều 18/11, toà soạn báo ĐS&PL bỗng nhộn nhịp lạ thường khi những sinh viên khoác trên mình quân phục trịnh trọng mang các tác phẩm viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến tham gia dự thi. 15 tác phẩm là 15 cuốn sách được trưng bày, sắp xếp trên chiếc kệ đỡ thiết kế theo hình số 103 (tuổi của Võ Đại tướng) lung linh sắc màu. Chẳng ai ngờ được, tất cả những hình ảnh, tài liệu đó đều do chính tay các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 của Học viện An ninh Nhân dân dày công sưu tầm và thiết kế. Đứng trước công trình công phu này, chúng tôi cảm thấy choáng ngợp và chỉ biết tỏ lòng ngưỡng mộ về sự kiên trì của họ.

Tâm sự với chúng tôi, em Bùi Gia Hải (SN 1992, sinh viên năm thứ 4), trưởng nhóm Lạc Hồng xúc động cho biết: “Chúng em tham gia cuộc thi viết về Võ Đại tướng với 15 tác phẩm. Đó là những dòng cảm nghĩ, cảm xúc viết về những công lao to lớn đối với dân tộc, phẩm chất cách mạng và lối sống của Người trong sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ, đối với chúng em và cả những người dân Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng của sức mạnh, chí khí chiến đấu bất khuất, kiên cường. Trước sự mưu lược, tài ba về quân sự, Đại tướng là vị anh hùng của dân tộc và là sự tự hào của các thế hệ Việt Nam. Tham gia cuộc thi của báo ĐS&PL tổ chức, chúng em muốn thể hiện sự tôn kính đối với Võ Đại tướng và góp một tiếng nói của thế hệ trẻ về sự ngưỡng mộ đối với Người”.

Xã hội - 'Siêu phẩm' dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bà Trịnh Thu Vân - Tổng Thư ký Toà soạn báo ĐS&PL tiếp nhận “siêu phẩm” dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nhóm sinh viên Học viện An ninh Nhân dân. Ảnh Bảo Lâm.

Theo lời chia sẻ của trưởng nhóm Lạc Hồng, sau khi báo ĐS&PL đăng tải thông tin tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thành viên trong nhóm đã quyết định cùng nhau tham dự. Trước đó, ngày cả nước tiếc thương đưa tiễn Võ Đại tướng, các thành viên đã nung nấu ý tưởng làm một tác phẩm để kính viếng anh linh Người. Nhưng lúc đó, họ chưa biết bắt đầu từ đâu cả. Đến khi báo ĐS&PL tổ chức cuộc thi, hơn 50 sinh viên nhóm Lạc Hồng mới lên ý tưởng và cùng nhau quyết tâm thực hiện. Họ chính thức bắt tay và lên đề cương cho tác phẩm của mình từ ngày 20/10. Sau khi đã hoàn thành “khung” cho 15 tác phẩm là 15 chủ đề về Võ Đại tướng, họ trình lên Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân và được ban lãnh đạo đánh giá cao. Đó chính là niềm động viên khiến những cô cậu sinh viên quên mệt mỏi, vượt qua khó khăn để hoàn thành tác phẩm để đời.

Ngay sau khi đề cương tác phẩm được thông qua, các sinh viên nhóm Lạc Hồng chia thành 15 nhóm để sưu tầm tài liệu. Mỗi nhóm được phân công một chủ đề và bị “ép tiến độ” hoàn thành trước ngày cuối cùng nhận bài thi của báo quy định. Điều đặc biệt, thời điểm họ bắt tay vào làm “siêu phẩm” này đúng vào thời gian thi giữa kỳ. Buổi sáng các sinh viên lên lớp đi thi, buổi chiều về ôn bài. Đêm xuống, mỗi người một việc, họ lại tỉ mẩn thiết kế, sưu tầm tài liệu về Đại tướng. “Em và các bạn đều quyết tâm cố gắng học và thi thật tốt để chứng minh rằng, quá trình thực hiện tác phẩm dự thi không hề ảnh hưởng đến kết quả học tập của các thành viên trong nhóm. Các bạn đều nói rằng đã hoàn thành tốt những bài thi của mình. Dường như, việc tham dự cuộc thi, đọc nhiều tài liệu về quá trình chiến đấu và làm việc của Võ Đại tướng giúp chúng em thêm sự quyết tâm trong học tập”, Bùi Gia Hải chia sẻ.

Nói về những khó khăn khi thực hiện 15 tác phẩm công phu này, em Trần Đình Thu (SN 1992, sinh viên năm 3) kể lại: “Theo quy định của trường, chúng em không được phép ra khỏi trường trong giờ hành chính. Mỗi khi ra ngoài phải xin ý kiến của trường. Việc bị giới hạn về thời gian, không gian này gây khá nhiều khó khăn cho các thành viên. Cứ cuối tuần, chúng em lại kéo nhau đến các bảo tàng, thư viện để thu thập những tài liệu ghi chép về Đại tướng. Đến bây giờ, khi tác phẩm đã hoàn thành, chúng em tự hào vì đã làm một điều gì đó để kính viếng anh linh Đại tướng”.

Xuyên rừng tìm tư liệu và cuốn Tâm ngôn dày 103 trang

Tâm sự với PV, các bạn trong nhóm Lạc Hồng cho biết, chuyến đi xa nhất để tìm kiếm tài liệu về Tướng Giáp đó là về huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), nơi Bác Hồ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân mà Võ Đại tướng phụ trách. Cả ngày trời, các sinh viên Học viện An ninh Nhân dân vất vả vượt núi, băng đèo để quay video với ý định in đĩa DVD về nơi Đại tướng từng hoạt động. Tuy nhiên, khi công việc đã hoàn tất, về đến Hà Nội, chiếc máy quay phim đã xảy ra sự cố. Vậy là công sức của cả nhóm ở Võ Nhai đã đổ sông, đổ bể. Không nản lòng, họ vẫn tiếp tục chạy đua với thời gian để hoàn thành 15 tác phẩm này.

Có lẽ, trong 15 tác phẩm, 15 chủ đề mà các thành viên nhóm Lạc Hồng nhiều đêm trắng “dệt” thành, nhiều người sẽ ấn tượng với cuốn Tâm ngôn dày 103 trang giấy. Tất cả đều được viết tay bằng những dòng chữ nắn nót của các học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Đó là sự kính trọng và lời tri ân của thế hệ trẻ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mỗi trang giấy là một cảm xúc, một dòng tâm trạng, một lời hứa và cả những giọt nước mắt thương tiếc Người. Cầm quyển Tâm ngôn trên tay, đọc những dòng tâm sự của các bạn học sinh, sinh viên Hà Nội, chính chúng tôi cũng không thể làm chủ được cảm xúc của mình.

Nói về cuốn Tâm ngôn, Đoàn Văn Tiến (SN 1993, sinh viên năm 3, thành viên trong nhóm) tự hào nói: “Vì thời gian ra ngoài rất giới hạn và bận tìm kiếm tư liệu về Đại tướng nên chúng em phải nhờ những cộng tác viên bên ngoài giúp đỡ. Cộng tác viên của chúng em sẽ ghi câu hỏi ra giấy và đưa cho 103 học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn Hà Nội ghi lại cảm xúc của mình. Sau này, khi đọc để sắp xếp những trang giấy vào cuốn Tâm ngôn, nhiều thành viên trong nhóm em đã khóc trước cảm xúc của các bạn sinh viên. Có những bài viết của các  bạn khiến chúng em phải suy ngẫm và có thêm động lực để tiếp tục hoàn thành bài dự thi của mình. Trong thời gian thực hiện 15 tác phẩm này, nhóm em cũng nhận được sự quan tâm của thầy cô và các sinh viên trong trường”.

Hiện bài dự thi của nhóm Lạc Hồng đang được trưng bày trang trọng trong căn phòng truyền thống của báo ĐS&PL. Trước khi ra về, trưởng nhóm  Bùi Gia Hải tâm sự: “Là thế hệ trẻ đồng thời cũng là những chiến sỹ trinh sát an ninh của tương lai, chúng em thật sự cảm phục trước những chiến công lừng lẫy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Được tiếp xúc với những tài liệu ghi chép về Người, chúng em đã hiểu được những gì mình sẽ phải làm trong tương lai để xứng đáng với kỳ vọng của Võ Đại tướng về thế hệ trẻ”.

15 “bông hoa” viếng anh linh Võ Đại tướng

“Siêu phẩm” khổng lồ của hơn 50 sinh viên Học viện An ninh Nhân dân được chia thành 15 chủ đề. Đó là Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Cảm nghĩ về vai trò của Đại tướng trong chiến thắng Điện Biên Phủ; Cảm nghĩ về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Hồ Chí Minh; Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng bào dân tộc; Cảm nghĩ về những đóng góp của Đại tướng trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước; Đĩa (cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp); Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người văn võ song toàn; Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bạn của những “kẻ thù”; Học tập và làm theo tâm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chủ quyền biển đảo; Cảm nghĩ của giới trẻ trước sự ra đi của Đại tướng vĩ đại; Quyển ảnh về cuộc đời Đại tướng; Tâm ngôn.

Văn Chương

TP.HCM: Đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài gần 8km

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:01
UBND TP.HCM đã chọn một phần tuyến đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội dự kiến sẽ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chuyện may quân phục ‘thần tốc’ cuối cùng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 10:06
Theo mong muốn của gia đình, bộ quân phục mặc cho Đại tướng lần cuối là bộ lễ phục K-82 màu be, kiểu cũ. Con trai Đại tướng cầm bộ quần áo mà sinh thời người cha vô cùng yêu thích không giấu nổi sự xúc động.

Đúc súng thần công, kiếm lệnh dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 09:23
Hiện vật, do các nghệ nhân điêu luyện nhất xứ Thanh đúc theo phương pháp truyền thống, dự kiến được dâng lên Đại tướng tại khu lăng mộ ở Vũng Chùa (Quảng Bình).

Mệnh lệnh cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 17/11/2013 | 22:06
Đối với vợ chồng Trung tướng Hồng Cư và PGS. Đặng Thị Hạnh, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là người anh cả trong gia đình. Họ giữ mãi ký ức về một người anh luôn biết quan tâm, chia sẻ với những thành viên gia đình ngay cả những điều nhỏ nhất.

Cả dân tộc dâng hoa 49 ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 17/11/2013 | 14:54
“Con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp được miêu tả như một huyền thoại ngay từ khi ông còn sống”.

Người lính cảm tử nhiều lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 14/11/2013 | 15:37
Hàng ngày cụ Thủy Ngọc Công (SN 1917) vẫn thường kể cho con cháu mình những trận đánh oanh liệt trên khắp chiến trường liên khu V. Nhiều lần ông và các đồng đội của mình được truy điệu sống, khi nhận nhiệm vụ thọc sâu vào trong các căn cứ quân sự của địch. Thế nhưng điều đặc biệt nhất trong cuộc đời ông là nhiều lần được gặp Bác Hồ cũng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

101 khoảnh khắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 07/11/2013 | 15:26
17 năm qua, giọng nói nhỏ nhẹ, ấm áp như người cha, người ông thân thuộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn vang vọng bên tai anh thợ cắt tóc Lê Sự. Một đời làm nghề, ông Sự không dám nghĩ mình có một ngày vui đến thế, một khoảnh khắc trở thành mãi mãi, được "sống" cùng Đại tướng trong một bức ảnh đời thường mà mang nhiều ý nghĩa.

TP.HCM: Đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài gần 8km

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:01
UBND TP.HCM đã chọn một phần tuyến đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội dự kiến sẽ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chuyện may quân phục ‘thần tốc’ cuối cùng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 10:06
Theo mong muốn của gia đình, bộ quân phục mặc cho Đại tướng lần cuối là bộ lễ phục K-82 màu be, kiểu cũ. Con trai Đại tướng cầm bộ quần áo mà sinh thời người cha vô cùng yêu thích không giấu nổi sự xúc động.

Đúc súng thần công, kiếm lệnh dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 09:23
Hiện vật, do các nghệ nhân điêu luyện nhất xứ Thanh đúc theo phương pháp truyền thống, dự kiến được dâng lên Đại tướng tại khu lăng mộ ở Vũng Chùa (Quảng Bình).

Mệnh lệnh cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 17/11/2013 | 22:06
Đối với vợ chồng Trung tướng Hồng Cư và PGS. Đặng Thị Hạnh, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là người anh cả trong gia đình. Họ giữ mãi ký ức về một người anh luôn biết quan tâm, chia sẻ với những thành viên gia đình ngay cả những điều nhỏ nhất.

Cả dân tộc dâng hoa 49 ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 17/11/2013 | 14:54
“Con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp được miêu tả như một huyền thoại ngay từ khi ông còn sống”.

Người lính cảm tử nhiều lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 14/11/2013 | 15:37
Hàng ngày cụ Thủy Ngọc Công (SN 1917) vẫn thường kể cho con cháu mình những trận đánh oanh liệt trên khắp chiến trường liên khu V. Nhiều lần ông và các đồng đội của mình được truy điệu sống, khi nhận nhiệm vụ thọc sâu vào trong các căn cứ quân sự của địch. Thế nhưng điều đặc biệt nhất trong cuộc đời ông là nhiều lần được gặp Bác Hồ cũng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

101 khoảnh khắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 07/11/2013 | 15:26
17 năm qua, giọng nói nhỏ nhẹ, ấm áp như người cha, người ông thân thuộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn vang vọng bên tai anh thợ cắt tóc Lê Sự. Một đời làm nghề, ông Sự không dám nghĩ mình có một ngày vui đến thế, một khoảnh khắc trở thành mãi mãi, được "sống" cùng Đại tướng trong một bức ảnh đời thường mà mang nhiều ý nghĩa.