Sinh vật bí ẩn bất ngờ nhởn nhơ "sống lại" sau 136.000 năm đã chết

Sinh vật bí ẩn bất ngờ nhởn nhơ "sống lại" sau 136.000 năm đã chết

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 6, 19/02/2021 15:46

Không ai có thể ngờ rằng, sau 136.000 năm, sinh vật bí ẩn này lại sống dậy, đi lại và thở bình thường như chưa hề tuyệt chủng.

Bạn nghĩ sao khi trước mặt bạn là một con vật 136.000 tuổi đã tuyệt chủng, nó đi lại "nhởn nhơ", thậm chí còn chạy ra chụp ảnh cùng bạn?

Vừa qua, các nhà sinh vật học đã bất ngờ phát hiện sự "hồi sinh" của một loài chim không biết bay vốn được biết đến là đã tuyệt chủng khoảng 136.000 năm tại khu vực đảo san hô Aldabra (Ấn Độ Dương).

Cộng đồng mạng - Sinh vật bí ẩn bất ngờ nhởn nhơ 'sống lại' sau 136.000 năm đã chết

Sự tương đồng của mẫu xương mới và hóa thạch của gà nước cổ trắng Aldabra​ sau 136.000 năm.

Sinh vật này thuộc họ gà nước với bộ lông sẫm màu, dưới cổ có một lớp lông trắng và kích thước cơ thể tương đương với một chú gà bây giờ. Chúng được gọi là gà nước cổ trắng Aldabra.

Nhìn lại lịch sử hồi sinh của chúng, gà nước cổ trắng Aldabra có nguồn gốc từ Madagascar, dĩ nhiên tổ tiên từ thời tiền sử của chúng không thể "sống dậy" như phim viễn tưởng. Sau quá trình phát triển, quần thể chim tại Madagascar gia tăng đáng kể, chúng di cư và tách làm 3 nhóm: Tây Phi, phía Bắc Madagascar và phía Nam Ấn Độ Dương.

May mắn hơn cả là nhóm chim phía Bắc Madagascar, chúng tìm được nơi định cư và sinh sống ổn định trên các đảo Aldabra, Réunion và Mauritius.

Cộng đồng mạng - Sinh vật bí ẩn bất ngờ nhởn nhơ 'sống lại' sau 136.000 năm đã chết (Hình 2).

Ngoại hình của loài gà nước cổ trắng Aldabra vừa được "hồi sinh".

Trớ trêu thay, mẹ thiên nhiên lại một lần nữa khắc nghiệt với những chú chim này. Khoảng 136.000 năm trước, mực nước biển trên Trái Đất dâng cao. Toàn bộ Aldabra và quần thể gà nước cổ trắng tại hòn đảo này bị nhấn chìm dưới đáy biển. Tuy nhiên, phép màu xảy ra, khi mực nước biển dần hạ thấp, Aldabra một lần nữa nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Chính từ đây, loài gà nước cổ trắng Aldabra ngỡ đã trở thành lịch sử bỗng nhiên "tái xuất" giang hồ. Dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường tương tự, chúng một lần nữa tiến hóa.

Các nhà khoa học đã đối chiếu với hóa thạch của giống gà nước cổ trắng Aldabra cũ, kết quả cho thấy tất cả các đặc điểm sinh học và cơ chế tiến hóa đều hoàn toàn giống nhau.

Và để đến thời hiện tại, chúng ta được chiêm ngưỡng loài gà nước có số tuổi "cụ kị" nhất trong giới động vật. Hy vọng rằng, chúng sẽ tiếp tục tiến hoá và phát triển lớn mạnh!

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.