Sở hữu chéo ngân hàng: "Vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo"

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 08/06/2022 | 18:14
0
ĐBQH chất vấn Thống đốc về tính hợp lý của việc cấp "room" tín dụng và cho rằng biện pháp này mang dáng dấp can thiệp vào hoạt động của các nhà băng.

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng chiều 8/6, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) hỏi: Nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp khá cao, nhất là trong bối cảnh triển khai gói hỗ trợ 2% của gói 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trong tình trạng hết "room" tín dụng và đề xuất với Ngân hàng Nhà nước nới thêm hạn mức tín dụng để góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

“Xin Thống đốc cho biết tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm của các ngân hàng thương mại hiện nay? Cơ chế này có phải can thiệp vào hoạt động của ngân hàng hay không? Khả năng nới room tín dụng trong thời gian tới như thế nào?”, ông An nói.

Đại biểu đoàn Đồng Nai cũng đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý tình trạng sở hữu chéo. Về số lượng, không còn cặp sở hữu chéo nào, nhưng ông An cho rằng “vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo nhiều quan hệ, nhóm lợi ích đan xen”.

“Thực tế, ai cũng biết có những ngân hàng mà khi đọc tên thôi thì đứng đằng sau đó là những doanh nghiệp, cá nhân nào. Đề nghị Thống đốc đưa ra giải pháp để xử lý chặt chẽ vấn đề này”, ông An đặt câu hỏi.

Tiêu điểm - Sở hữu chéo ngân hàng: 'Vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo'

Đại biểu Trịnh Xuân An chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ chế cấp hạn mức tín dụng của ngân hàng (Ảnh: Quochoi.vn).

Đánh giá về câu hỏi của đại biểu An, Chủ tịch Quốc hội nhận xét, “đây là câu hỏi rất hay, lần đầu Quốc hội chất vấn việc phân bổ hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại, từ trước nay chưa có nội dung này. Các ngân hàng thương mại cũng rất quan tâm nội dung này”.

Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư dựa rất lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Hiện nay, dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đang ở mức 124% và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đây là tỉ lệ thuộc nhóm cao nhất toàn cầu.

Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, mỗi khi có cú sốc như Covid-19, biến động tình hình kinh tế thế giới, doanh nghiệp và người dân khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ lập tức ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Nếu hệ thống ngân hàng có vấn đề, mất khả năng chi trả… thì sẽ hệ lụy đến cả nền kinh tế.

“Vấn đề đặt ra là kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế, Ngân hàng áp dụng biện pháp này từ những năm 2011 và thấy đây là biện pháp hiệu quả trong tổ chức điều hành, chính vì vậy, đã đưa thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định trở lại. Trước đây khi không có chỉ tiêu kiểm soát, các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng rất cao, cá biệt có những năm tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên đến 53,8%”, bà Hồng nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Sở hữu chéo ngân hàng: 'Vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo' (Hình 2).

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời tại phiên chất vấn chiều 8/6 (Ảnh: Quochoi.vn).

Vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu phát triển thị trường vốn, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay trung, dài hạn từ những kênh này và chỉ vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi đó, áp lực trong kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt đi. Đối với tình trạng sở hữu chéo “lòng vòng, có thể có cổ đông cố tình giấu tên hoặc nhờ đứng tên”, bà Hồng cho rằng phải có cơ quan xác minh.

Hiện nay, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an có kết nối với hệ thống dữ liệu công dân để minh bạch các giao dịch (cụ thể là qua căn cước công dân gắn chíp).

“Sau này, các giao dịch của nền kinh tế ngày càng minh bạch hơn, việc phát hiện ra các vấn đề không trung thực, nhờ người đứng tên, cố tình che giấu sẽ dễ dàng hơn”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Tranh luận lại về cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm dành cho các ngân hàng, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết việc này "có dáng dấp quản lý không phù hợp".

Việc cấp hàng năm sẽ dẫn tới chuyện năm nào cũng cấp lại, cần thì ngân ngân hàng lại xin để nới room, các nước có chuyện này hay không. Bên cạnh đó, đại biểu này cũng nêu câu chuyện có lẽ Việt Nam là nước duy nhất có giá vàng lên xuống kiểu khi nào giá thế giới giảm ta lại tăng.

"Đây là chuyện không thể chấp nhận được. Sau chuyện này có làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức nào hay không cần đánh giá kỹ. Tôi không ủng hộ việc tích lũy vàng nhưng quy luật kinh tế như thế rất có vấn đề", ông nói.

Trừ Tân Hoàng Minh, các doanh nghiệp đến hạn đều trả được nợ trái phiếu

Thứ 4, 08/06/2022 | 15:58
Bộ trưởng Tài chính cho biết, dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp vẫn trung chuyển bình thường, luật không can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

"So quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam với các nước là khập khiễng"

Thứ 4, 08/06/2022 | 12:14
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, lịch sử thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở các nước đã có từ rất lâu đời còn ở Việt Nam chỉ mới là sơ khai.

NHNN: Tín dụng bất động sản rủi ro cho ngân hàng nên phải kiểm soát

Thứ 2, 06/06/2022 | 16:17
94% dư nợ bất động sản là cho vay trung, dài hạn, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên Ngân hàng Nhà nước đánh giá đây có thể là một rủi ro
Cùng tác giả

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023

Thứ 6, 01/12/2023 | 11:32
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16 - 30%/năm, dự kiến quy mô năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD.

Xem xét tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào đầu năm 2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 12:04
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào tháng 1/2024 để xem xét một số nội dung quan trọng.

Người dân có thẻ căn cước công dân có phải đi làm thẻ căn cước?

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:50
Sau thời điểm 1/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, người dân đang có thẻ căn cước công dân sẽ không phải đi làm lại thẻ căn cước nếu như thẻ vẫn còn hiệu lực.

Triển khai hiệu quả phương án cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:48
Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản để triển khai có hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:08
Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế VAT từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thứ 6, 01/12/2023 | 20:43
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Mở ra thời kỳ hợp tác phát triển mới giữa Việt Nam và Nhật Bản

Thứ 6, 01/12/2023 | 16:12
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Kết thúc chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và dấu ấn nổibật của chuyến thăm này.​

Dự kiến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2024

Thứ 6, 01/12/2023 | 15:22
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 5 tỷ USD

Thứ 5, 30/11/2023 | 14:39
Ngày 29/11/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 4, 29/11/2023 | 16:37
Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat.
     
Nổi bật trong ngày

Đề xuất thí điểm hai tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Chủ nhật, 03/12/2023 | 14:10
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất tổ chức hai tuyến đường dành cho xe đạp ở dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình, đường Hoàng Minh Thảo.