Số lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc giảm gần 40% trong 3 năm

Số lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc giảm gần 40% trong 3 năm

Thứ 4, 22/12/2021 | 15:18
0
Lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc đã giảm 1,74 triệu ứng dụng trong vòng 3 năm qua, một phần do chính sách thắt chặt kiểm soát và sự thống trị của Big Tech.

Theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT), số ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 2,78 triệu vào tháng 10/2021 từ mức 4,52 triệu vào cuối năm 2018, tương đương mức giảm 38.5%. 

Việc tổng số ứng dụng giảm có thể là một dấu hiệu của quá trình trưởng thành của thị trường ứng dụng Trung Quốc. Mạng xã hội WeChat của Tencent đã thống trị phân khúc này tại Trung Quốc trong nhiều năm với khoảng 1,2 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn cầu. 

Leon Sun Qiyuan, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu đầu tư EqualOcean, cho rằng thị trường dịch vụ online với 1 tỷ người dùng tại Trung Quốc không còn là mảnh đất màu mỡ để những người chơi mới thỏa sức tranh phần sau nhiều năm phát triển.

Môi trường quản lý chặt chẽ và khó khăn hơn cũng đóng góp vào việc số ứng dụng smartphone tại Trung Quốc giảm đáng kể. Trong năm 2019, khoảng 850.000 ứng dụng đã bị gỡ bỏ tại Trung Quốc khi chính phủ quốc gia này khởi động chương trình kéo dài 12 tháng nhằm xóa bỏ hành vi thu thập dữ liệu cá nhân bất thường. Chiến dịch được thực hiện với sự phối hợp của MIIT, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), Bộ Công an và Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) và là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đánh giá toàn diện ứng dụng smartphone.

Số ứng dụng giảm trong năm 2020 thấp hơn 2019, nhưng kể từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2021 670.000 ứng dụng đã biến mất khỏi các cửa hàng tại Trung Quốc. Riềng chỉ trong tháng 7/2021, 220.000 ứng dụng đã bị gỡ bỏ. Kèm theo đà sụt giảm này, các nhà phát triển ứng dụng cũng liên tục được yêu cầu phải “chỉnh lý” lại các vấn đề như phương pháp thu thập dữ liệu từ người dùng. 

Giống như nhiều quốc gia khác, game là nhóm ứng dụng chiếm tỉ trọng lớn nhất tại Trung Quốc - khoảng 25% số ứng dụng trên các cửa hàng là game. Thị trường game vẫn duy trì sức cạnh tranh mạnh với việc các game mới đua nhau giành lấy sự chú ý từ phía người chơi. 

Tuy vậy, số ứng dụng game tại Trung Quốc đã giảm từ 909.000 vào tháng 12/2019 xuống 679.000 vào tháng 10/2021. Trong khi đó, số game trên App Store tại Mỹ đã tăng từ mức gần 820.000 trong tháng 12/2018 lên hơn 1 triệu vào tháng 12/2021, theo dữ liệu do Pocket Gamer tổng hợp. 

Công nghệ - Số lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc giảm gần 40% trong 3 năm

Trẻ em và game online vốn là vấn đề gây chú ý trong dư luận ở Trung Quốc nhiều năm qua. Ảnh: Reuters.

Giới quản lý Trung Quốc đã không cấp phép cho ứng dụng game online mới nào kể từ tháng 7 vừa qua. Vào tháng 8, Cơ quan Báo chí và Xuất bản Quốc gia (NPPA) đã giới hạn thời gian chơi game cho người dưới 18 tuổi về khoảng thời gian 20h đến 21h vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ - biện pháp được coi là nghiêm ngặt nhất tại quốc gia này nhằm ngăn chặn hiện tượng nghiện game ở giới trẻ. 

Xu thế tăng cường quản lý ứng dụng tại Trung Quốc trong năm nay chủ yếu tập trung vào những hành vi như thu thập dữ liệu cá nhân mà không được người dùng đồng thuận, yêu cầu quyền truy cập quá mức trên các thiết bị, và chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba không phép. Đi kèm với đó là hai văn bản luật quy định chặt chẽ hơn về những nội dung này, bao gồm Luật An ninh dữ liệu (hiệu lực từ tháng 9/2021) và Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân (hiệu lực từ tháng 11/2021). 

Về hành động cụ thể, MIIT thường xuyên nêu tên và chỉ trích các ứng dụng thu thập dữ liệu bất thường. Tháng trước, MIIT cũng đã yêu cầu Tencent dừng cập nhật và phát hành ứng dụng mới mà không được chấp thuận trước. Tencent mới chỉ được cập nhật 9 ứng dụng vào tuần trước. CAC cũng đã yêu cầu các cửa hàng gỡ bỏ nhiều ứng dụng của công ty dịch vụ gọi xe Didi Chuxing 2 tuần sau khi công ty này “ngoan cố” IPO tại New York, đi ngược lại cảnh báo từ giới chức Trung Quốc. 

Tuy nhiên, việc chính phủ tăng cường quản lý cũng chỉ là một trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Một số đại tập đoàn công nghệ đã chuyển các ứng dụng dẫn đầu của mình thành nền tảng chứa nhiều ứng dụng nhỏ hơn, khiến người dùng không cần phải tải xuống từng ứng dụng riêng lẻ. Theo công ty nghiên cứu Alading, WeChat của Tencent chứa khoảng 3,8 triệu “vi ứng dụng” vào cuối năm 2020, trong khi Alipay của Ant Group cũng chứa hơn 3 triệu vi ứng dụng vào tháng 5/2021. 

Theo các nhà phân tích, số lượng ứng dụng smartphone tại Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, cho đến khi những công nghệ như 5G và vũ trụ ảo (metaverse) mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà phát triển ứng dụng. 

Tùng Phong (Theo SCMP)

Ngành công nghiệp game Trung Quốc tăng trưởng chậm do chính sách

Thứ 7, 18/12/2021 | 08:22
Thị trường game tại Trung Quốc đã tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm trở lại đây, chủ yếu do chính sách thắt chặt kiểm soát của Chính phủ nước này.

Trung Quốc giáng “đòn trừng phạt” mới vào Tencent

Thứ 5, 25/11/2021 | 12:57
Chính phủ Trung Quốc đã tạm ngừng việc cập nhật ứng dụng hiện có và ra mắt ứng dụng mới của Tencent nhằm phục vụ công tác “chỉ đạo hành chính chuyển tiếp”.

Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ lớn

Thứ 6, 27/08/2021 | 19:30
Chủ trương "thịnh vượng chung" của chính phủ Trung Quốc đang nhắm tới các tập đoàn công nghệ lớn với nhiều biện pháp mạnh tay.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Cận cảnh xế cổ điển 2024 Kawasaki Meguro S1 mới về Đông Nam Á

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:54
Xế nổ cổ điển 2024 Kawasaki Meguro S1 mới trình làng tại Đông Nam Á đẹp long lanh, cuốn hút dân chơi xe tại đây.

Xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam tăng đột phá trong 2 tháng đầu năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:41
Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Startup xe điện GAC AION đặt mục tiêu sẽ bán 4,7 triệu xe vào năm 2030

Thứ 4, 27/03/2024 | 17:52
Sau những thành công tại Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia, hãng xe điện GAC AION đặt kỳ vọng lớn vào doanh số trong tương lai nhờ tốc độ tăng trưởng kép hàng năm.

Honda tung xe ga mới Giorno+ giá 46 triệu đồng cho giới trẻ

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:53
Honda Giorno+ mới kết hợp với Donald Duck đem lại một diện mạo siêu hấp dẫn cho những nam thanh nữ tú trẻ tuổi.

Dịch vụ nhận hàng hộ shipper: Kiếm vài nghìn/đơn, ở Việt Nam chưa có

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:44
Công việc này không yêu cầu bằng cấp hay tốn nhiều sức lực mà cũng có thể giúp bạn kiếm khoảng vài triệu đồng/tháng.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.