Sởi, rubella vào mùa, làm gì để con bạn không mắc bệnh?

Sởi, rubella vào mùa, làm gì để con bạn không mắc bệnh?

Thứ 3, 05/12/2017 | 13:39
0
Thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông-xuân khiến dịch bệnh truyền nhiễm dễ phát triển. Đây cũng là thời điểm vào mùa của bệnh sởi, rubella. Cha mẹ cần lưu ý biện pháp giúp trẻ tránh mắc bệnh sởi, rubella.

Bệnh sởi, rubella dễ lây lan thành dịch

Bệnh sởi, rubella là một trong những bệnh nguy hiểm, nhất là khi thành dịch bệnh. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, bộ Y tế, hiện cả nước có gần 300 trường hợp mắc bệnh sởi.

Tư vấn - Sởi, rubella vào mùa, làm gì để con bạn không mắc bệnh?

Bệnh sởi, rubella có thể gây tử vong cho trẻ. (Ảnh minh họa: Internet).

Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh: Sốt, phát ban và viêm đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,... dễ dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng, chống bệnh sởi, rubella, cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp để phòng bệnh hữu hiệu.

Các biện pháp cần làm để phòng bệnh sởi, rubella:

1. Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi, rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông thoáng khí cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella.

8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Dấu hiệu của bệnh sởi, rubella nếu được phát hiện sớm, người bệnh sẽ tránh được nguy hiểm.

Đỗ Thơm

Bệnh sởi: Dấu hiệu không thể bỏ qua và cách phòng tránh tốt nhất

Thứ 7, 04/11/2017 | 06:29
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... Cần nhận biết dấu hiệu của bệnh sởi và có cách phòng tránh tốt nhất.

Bệnh hô hấp vào mùa, trẻ nhỏ ùn ùn nhập viện đột biến

Thứ 2, 27/02/2017 | 14:27
Miền Bắc chuyển mùa, miền Nam mưa ẩm khiến tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp. Bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ gia tăng đột biến. Đặc biệt, trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp phải thở ô xy.

Quảng Ninh: Học sinh cấp cứu sau khi tiêm vắc xin sởi – Rubella

Thứ 7, 09/04/2016 | 04:45
Trước khi tiêm, Hiếu (HS lớp 11 - Quảng Ninh) có trình bày rất rõ với nhân viên y tế về tiểu sử phản ứng với kháng sinh, nhưng Hiếu vẫn được cho tiêm vắc xin, sau đó Hiếu bị co giật phải đi cấp cứu...
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.