Startup chiến lược - vũ khí của Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ

Startup chiến lược - vũ khí của Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ

Thứ 2, 24/01/2022 | 19:00
0
Những startup mang danh “người khổng lồ nhỏ” tập trung vào lĩnh vực công nghệ chiến lược đang được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đặc biệt giữa cuộc đua với Mỹ.

“Người khổng lồ nhỏ” (tiếng Trung Quốc: tiểu cự nhân) là tên gọi được dùng cho thế hệ các startup được tuyển chọn dưới một chương trình đầy tham vọng của chính phủ Trung Quốc, với mục tiêu cạnh tranh với Thung lũng Silicon của Mỹ. Những startup non trẻ và chưa được biết đến nhiều này có một số điểm chung: chứng tỏ được sản phẩm đổi mới và độc đáo, và nhắm vào các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược như chất bán dẫn, máy tính lượng tử và robot học.

Wu Gansha đã giành được danh hiệu “người khổng lồ nhỏ” cho startup xe tự lái Uisee sau khi được chính quyền đánh giá công nghệ. Danh hiệu này giúp Uisee có được thêm uy tín và lợi ích về tài chính. Năm ngoái, Uisee đã huy động được hơn 1 tỷ NDT (157 triệu USD), bao gồm vốn đầu tư từ một quỹ do nhà nước sở hữu, và đạt mốc “kỳ lân” với giá trị được định ít nhất 1 tỷ USD.

Wu cho biết: “Có được danh hiệu “người khổng lồ nhỏ” là một vinh dự. Cốt lõi của danh hiệu này là công ty mang danh phải sở hữu chuyên môn nào đó mà các công ty khác không có.”

Công nghệ - Startup chiến lược - vũ khí của Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ

Một gian hàng trưng bày công nghệ của UISEE. Ảnh: UISEE

Chương trình “người khổng lồ nhỏ” đã tồn tại hơn một thập kỷ, nhưng nổi lên gần đây sau khi chính quyền Bắc Kinh mạnh tay kiểm soát các tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba và Tencent. Danh hiệu “người khổng lồ nhỏ” mang hàm ý rằng chính phủ Trung Quốc ủng hộ công ty đó, và nhà đầu tư cũng như nhân viên của công ty sẽ tránh khỏi sự dò xét và kiểm soát và Bắc Kinh dành cho các đại gia như trong năm vừa qua.

Lee Kai-Fu, CEO và Chủ tịch của công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation cho biết: "[Chương trình này] có ích với các startup theo nhiều cách: danh tiếng, hỗ trợ tài chính và sự ủng hộ của chính quyền.”

Chương trình là một chìa khóa trong chiến lược định hình lại lĩnh vực công nghệ của chính phủ Trung Quốc. Trong hai thập kỷ, Trung Quốc đã chủ yếu đi theo con đường của Thung lũng Silicon và cho phép các nhà khởi nghiệp công nghệ theo đuổi tham vọng của mình mà ít để ý và quản lý chặt chẽ. Cách tiếp cận này đã dẫn đến những tượng đài thành công như Alibaba, Tencent và ByteDance.

Nhưng trong năm 2021 vừa rồi, Bắc Kinh đã ra tín hiệu rõ ràng rằng ngành công nghệ phải chỉnh đốn lại mình để đi theo các ưu tiên của chính phủ. Alibaba và Tencent nhanh chóng bị ép loại bỏ những phương thức kinh doanh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, trong khi một số công ty game phải giới hạn thời gian chơi đối với trẻ em. Nhìn chung, phát triển lĩnh vực dịch vụ Internet dường như không còn là mục tiêu chính trong chính sách công nghệ của Trung Quốc.

Thay vào đó, Bắc Kinh đang nhắm đến việc dồn nguồn lực vào các lĩnh vực công nghệ có tầm quan trọng chiến lược như chip bán dẫn và phần mềm doanh nghiệp. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã đưa vào danh sách 4762 “người khổng lồ nhỏ” kể từ năm 2019, nhiều doanh nghiệp trong số đó hoạt động trong lĩnh vực chất bán dẫn, máy móc và dược phẩm. Danh hiệu này đi kèm với chính sách hỗ trợ hấp dẫn từ chính quyền trung ương và địa phương, bao gồm giảm thuế, vay ưu đãi và chính sách thu hút nhân tài có lợi.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập các chương trình riêng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, nhưng chương trình của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với mọi quốc gia khác cả về quy mô, nguồn lực và tham vọng. Quyết tâm xây dựng nền kinh tế công nghệ tự chủ của Trung Quốc càng được củng cố do cuộc chiến thương mại với Mỹ, đặc biệt khi các công ty như Huawei và SMIC bị ngăn cản mua phần cứng và phần mềm quan trọng từ các doanh nghiệp Mỹ.

Khái niệm “người khổng lồ nhỏ” bắt đầu sớm nhất từ năm 2005, khi chính quyền tỉnh Hồ Nam đưa ra một bộ chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm ưu đãi đất và hỗ trợ tài chính. MIIT chính thức ủng hộ bộ chính sách này với tư cách hình mẫu phát triển khu vực tư nhân. Các tỉnh và thành phố khác bắt đầu có sáng kiến riêng của mình.

Vào năm 2018 khi chiến tranh thương mại bắt đầu, chính phủ trung ương Trung Quốc bắt đầu nghiêm túc xúc tiến chương trình hỗ trợ. MIIT công bố kế hoạch tạo ra khoảng 600 “người khổng lồ nhỏ” nhằm phát triển các công nghệ cốt lõi. Quy trình giành được danh hiệu này được thiết kế để thúc đẩy cạnh tranh và xác định những công ty có tiềm năng nhất.

Các ứng viên nộp hồ sơ theo một biểu mẫu dài 6 trang liệt kê tình trạng tài chính, số bằng sáng chế và thành tựu nghiên cứu. Trong vòng tuyển chọn đầu tiên, mỗi tỉnh chỉ được phép đăng ký nhiều nhất 12 ứng viên, trong khi Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải - ba trung tâm công nghệ của Trung Quốc - có tổng cộng 17 ứng viên được chọn.

Công nghệ - Startup chiến lược - vũ khí của Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ (Hình 2).

Bản đồ số các startup "người khổng lồ nhỏ" theo tỉnh thành tại Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg/Patsnap/MIIT.

Guan Yaxin, CEO của ForwardX Robotics, cho biết quá trình tuyển chọn khá trôi chảy đối với công ty của cô nhờ thành tựu sáng tạo của công ty với 121 bằng sáng chế trên toàn cầu, trong đó có 25 bằng sáng chế tại Mỹ. Theo Guan, sự ủng hộ của chính phủ rất hữu ích khi ForwardX Robotics mở rộng hoạt động kinh doanh vì các khách hàng sẽ hiểu được rằng công ty không chỉ là một startup nào đó.

Kể từ năm 2018, MIIT đã mở rộng chương trình ra để bao gồm hàng nghìn công ty khác nhau, với khoảng 1000 “người khổng lồ nhỏ ưu tiên” đứng ở cấp độ cao nhất. Các công ty trong câu lạc bộ cao cấp này được nhận hỗ trợ tài chính trực tiếp từ chính phủ trung ương. Vào tháng 1, Bộ Tài chính Trung Quốc đã dành ra ít nhất 10 tỷ NDT (1,58 tỷ USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025; phần lớn nhất trong số đó được dành trực tiếp cho công tác nghiên cứu của các startup ưu tiên. Mục tiêu là tạo ra 10.000 “người khổng lồ nhỏ” trước khi hết năm 2025.

Barry Naughton, giáo sư nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc tại Đại học California, San Diego cho biết: “Khá rõ ràng rằng quá trình tuyển chọn phục vụ cho nhu cầu và chính sách công nghiệp cụ thể của Trung Quốc. Các công ty được chọn một phần là vì kinh doanh tốt, nhưng một tiêu chí quan trọng không kém là việc họ hoạt động trong lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc đang rất cần phát triển.”

Tuy nhiên, có một số rủi ro đáng kể. Thành công của ngành công nghệ Trung Quốc trong vòng 10 năm qua đến từ việc cho phép những doanh nhân như Jack Ma (Alibaba) và Trương Nhất Minh (ByteDance) tự do xây dựng doanh nghiệp của mình. Đảo ngược mô hình đó để tập trung vào ưu tiên của nhà nước có thể mang lại rủi ro lãng phí và thất bại, theo giáo sư Naughton.

Dù vậy, những “người khổng lồ nhỏ” đã trở thành mục tiêu đầu tư được ưa chuộng đối với các nhà đầu tư mạo hiểm; một số công ty đầu tư mạo hiểm đã thua lỗ khi đầu tư vào các công ty lớn hơn khi Bắc Kinh tiến hành chính sách thắt chặt. Một nhà đầu tư mạo hiểm nói rằng một số startup trong chương trình “người khổng lồ nhỏ” đã tăng giá trị của mình thêm 50-75% khi huy động vốn trong 6 tháng gần đây nhất. Một nhà đầu tư khác còn chỉ đầu tư vào các “người khổng lồ nhỏ” này.

EcoFlow Inc., một startup pin và ắc quy từ Thâm Quyến, đã công bố vòng huy động vốn trị giá 100 triệu NDT (15,8 triệu USD) do Sequoia Capital dẫn đầu khi giành danh hiệu “người khổng lồ nhỏ” từ MIIT. Công ty 4 năm tuổi này hiện đang lên kế hoạch IPO tại Thâm Quyến trong vòng 3 năm. Chính phủ Trung Quốc cũng đang tạo điều kiện cho các startup được chọn dễ niêm yết đại chúng hơn - thêm một yếu tố hấp dẫn giới khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm.

Tùng Phong (Theo Bloomberg)

Xe điện giá rẻ Trung Quốc "đe doạ" miếng bánh thị phần của các ông lớn Nhật Bản

Thứ 3, 18/01/2022 | 13:25
Ngành công nghiệp xe điện Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng như Panasonic, Sony... trong quá khứ khi đánh mất thị phần vào thương hiệu Trung Quốc.

Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng "cảng dữ liệu tự do" tại Quảng Châu

Thứ 7, 08/01/2022 | 18:53
Trung Quốc sẽ xây dựng một “cảng dữ liệu tự do” tại quận Nam Sa, tỉnh Quảng Châu bằng khoản đầu tư trị giá 31,8 tỷ Nhân dân tệ (5 tỷ USD) theo Nam Phương Nhật Báo.

Ngành công nghiệp game Trung Quốc tăng trưởng chậm do chính sách

Thứ 7, 18/12/2021 | 08:22
Thị trường game tại Trung Quốc đã tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm trở lại đây, chủ yếu do chính sách thắt chặt kiểm soát của Chính phủ nước này.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Lý do Apple phát cảnh báo khẩn đến người dùng iPhone tại 92 quốc gia

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:48
Một blog bảo mật tuyên bố rằng cuộc tấn công gần đây vào iPhone được thực hiện bởi phần mềm gián điệp có tên LightSpy dường như do các tin tặc Trung Quốc tạo ra.

Chiếc đồng hồ siêu mỏng nhất thế giới có giá "khủng" 1,4 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:47
Ngôi vị đồng hồ mỏng nhất thế giới bị "tái chiếm" với máy đo thời gian chỉ chỉ dày 1,7 mm, tức mỏng hơn đồng xu.

Apple công bố biện pháp thú vị khiến kẻ trộm iPhone "nản lòng"

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Apple vừa công bố một biện pháp rất thú vị giúp nạn trộm cắp iPhone có thể giảm bớt.

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada

Thứ 3, 16/04/2024 | 22:14
Hiện, Canada là thị trường lớn thứ 2 trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về tiêu thụ cá tra Việt Nam, chiếm 20% trong tổng giá trị khối này nhập khẩu từ Việt Nam.

Hé lộ về cuộc sống kín tiếng của tỷ phú tự thân CEO Apple Tim Cook

Thứ 3, 16/04/2024 | 18:45
Tỷ phú tự thân CEO Apple Tim Cook vừa ghé thăm Việt Nam vào ngày 15/4 được biết đến là người có phong cách sống kín tiếng và khá giản dị.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Chiếc đồng hồ siêu mỏng nhất thế giới có giá "khủng" 1,4 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:47
Ngôi vị đồng hồ mỏng nhất thế giới bị "tái chiếm" với máy đo thời gian chỉ chỉ dày 1,7 mm, tức mỏng hơn đồng xu.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.