Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng

Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng

Thứ 7, 19/02/2022 | 08:00
0
Thương mại toàn cầu đã tăng 25% hàng năm vào năm ngoái lên mức kỷ lục 28,5 nghìn tỷ USD sau khi bị đại dịch Covid-19 tàn phá.

Theo cơ quan phụ trách thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (LHQ), thương mại thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau vào năm 2022, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến, gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục, gia tăng lo ngại về tính bền vững của nợ công, chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu xanh hơn, các hiệp định thương mại và khu vực hóa thương mại.

Kết quả tích cực

Thương mại toàn cầu đã tăng 25% hàng năm vào năm ngoái lên mức kỷ lục 28,5 nghìn tỷ USD sau khi bị đại dịch Covid-19 tàn phá, một báo cáo từ Hội nghị Thương mại và Phát triển của LHQ (UNCTAD) cho thấy.

Thương mại toàn cầu năm 2021 cũng tăng khoảng 13% so với năm 2019, cơ quan này cho biết trong báo cáo Cập nhật Thương mại Toàn cầu (Global Trade Update), được công bố hôm 17/2. Khối lượng thương mại ở cả 2 mảng hàng hóa và dịch vụ năm ngoái đều tăng theo xu hướng tương tự.

Trong quý IV/2021, thương mại hàng hóa đạt khoảng 5,8 nghìn tỷ USD - một kỷ lục hàng quý mới. Cũng trong quý IV năm ngoái, thương mại dịch vụ đạt 1,6 nghìn tỷ USD, cao hơn một chút so với mức trước đại dịch.

Thương mại ghi nhận kết quả tích cực chủ yếu nhờ sự gia tăng giá cả hàng hóa, sự nới lỏng đối với các hạn chế liên quan đến đại dịch và sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu do các gói kích thích kinh tế.

Tuy nhiên, vì những xu hướng này có thể sẽ giảm bớt trong những tháng tới, xu hướng thương mại quốc tế dự kiến sẽ bình thường hóa trong năm nay, UNCTAD cho biết, đồng thời dự báo, tăng trưởng thương mại sẽ chậm lại trong quý đầu tiên của năm 2022.

Thế giới - Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng

Theo UNCTAD, giá nhiên liệu cao là nguyên nhân thúc đẩy giá trị thương mại của ngành năng lượng tăng mạnh. Ảnh: Metromile

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm 0,5 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 xuống còn 4,4% do lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, biến thể Omicron của Covid-19 hoành hành và những lo ngại liên quan đến lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.

Hôm 16/2, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới cho biết, tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại kể từ khi họ đưa ra dự báo cập nhật hồi tháng 1/2022.

Các mô hình thương mại toàn cầu sẽ phản ánh các xu hướng kinh tế vĩ mô này vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng thương mại thấp hơn dự kiến, UNCTAD cho biết.

Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng

Trong những tháng qua, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trầm trọng thêm những nút thắt của chuỗi cung ứng và làm nổi bật những thách thức đáng kể trong lĩnh vực hậu cần, với việc nhiều khách hàng đang phải vật lộn để tìm container vận chuyển và ứng phó với tình trạng gián đoạn lao động.

Sự tắc nghẽn cấp tính của chuỗi cung ứng đã dẫn đến tắc nghẽn và chậm trễ tại các cảng, thiếu hụt container và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.

Giá năng lượng tăng đã góp phần tiếp tục gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tăng chi phí vận chuyển.

Thế giới - Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng (Hình 2).

Những nút thắt trong chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng lạm phát. Ảnh: Market Watch

Cơ quan LHQ này cho rằng, nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng và đa dạng hóa cơ sở cung ứng của họ cũng có thể ảnh hưởng đến các mô hình thương mại toàn cầu.

"Các công ty lớn đã tập trung mạnh mẽ vào việc cải thiện độ tin cậy và quản lý rủi ro cho mạng lưới cung cấp của họ, nhưng sự chậm trễ vẫn tiếp diễn", UNCTAD nhận định.

Xu hướng khu vực hóa thương mại

Các xu hướng thương mại năm nay cũng được dự đoán sẽ phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bền vững.

“Các mô hình như vậy cũng có thể được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ điều chỉnh việc buôn bán các sản phẩm carbon cao”, UNCTAD cho biết.

“Hơn nữa, các mô hình thương mại toàn cầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhu cầu gia tăng đối với các mặt hàng chiến lược cần thiết để hỗ trợ các giải pháp thay thế năng lượng xanh hơn, như coban, lithium và kim loại đất hiếm”, cơ quan này cho biết thêm.

Mối quan tâm về tính bền vững của nợ công có thể sẽ gia tăng trong những quý tới do áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, và điều đó có khả năng ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu năm 2022.

Thế giới - Sự tắc nghẽn “cấp tính” của chuỗi cung ứng (Hình 3).

RCEP được coi là thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, bao gồm gần 1/3 dân số và GDP của thế giới. Ảnh: Asia Financial

“Việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính sẽ làm tăng áp lực lên những chính phủ mắc nợ nhiều nhất, làm tăng khả năng dễ bị tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản đầu tư và dòng chảy thương mại quốc tế”, UNCTAD cho biết.

UNCTAD dự đoán rằng, xu hướng khu vực hóa các dòng chảy thương mại sẽ tăng lên trong những tháng tới.

Ví dụ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ 1/1, tạo thuận lợi cho thương mại giữa nhiều nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương. FTA này dự kiến sẽ tăng cường thương mại giữa các thành viên và chuyển hướng thương mại khỏi các nước không phải là thành viên, UNCTAD cho biết.

Xu hướng khu vực hóa các dòng chảy thương mại cũng dự kiến sẽ gia tăng ở các khu vực khác trên thế giới, phù hợp với các sáng kiến khu vực khác - như Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa Châu Phi - và do sự phụ thuộc ngày càng nhiều của các nhà cung cấp gần hơn về mặt địa lý, cơ quan LHQ cho biết.

Minh Đức (Theo The National News, Anadolu Agency)

RCEP thúc đẩy thương mại giữa 3 “ông lớn” châu Á

Thứ 2, 07/02/2022 | 14:50
RCEP là FTA đầu tiên bao gồm đầy đủ 3 “ông lớn” châu Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực.

Nguyên nhân “sắc xám” phủ bóng thương mại hàng hóa toàn cầu

Thứ 3, 21/12/2021 | 16:29
Sự xuất hiện và hoành hành của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ khiến tốc độ tăng trưởng dự báo cho cả năm 2021 sẽ bị bỏ lỡ.

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ kéo dài đến cuối năm 2022

Thứ 6, 10/12/2021 | 14:44
Hoạt động giao thương vẫn đối mặt với nhiều trở ngại khi thiếu hụt container, các hãng tàu thế giới cắt giảm chuyến về Việt Nam khiến nguồn cung càng thêm hạn chế.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.

Nga tấn công, đẩy lùi 7 cuộc phản công của Ukraine ở Avdeyevka

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:45
Sau những trận chiến, quân đội Nga đã đẩy lùi 7 đợt phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraine, từ đó cải thiện tình hình chiến thuật ở hướng Avdeyevka.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Mỹ tuyên bố không tham gia với Israel đáp trả Iran

Thứ 2, 15/04/2024 | 17:58
Một số quan chức cho biết, Tổng thống Joe Biden cảnh báo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Mỹ sẽ không tham gia chiến dịch phản công của Israel nhằm vào Iran.
     
Nổi bật trong ngày

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...