Sửa Luật Các tổ chức tín dụng để tránh khoảng trống trong xử lý nợ xấu

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 17/03/2023 | 13:17
0
Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với 6 chính sách, khắc phục những bất cập hiện hành trong lĩnh vực này.

Tiếp tục phiên họp thứ 21, sáng 17/3 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bổ sung 2 dự luật, trong đó có  dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (Chương trình).

Trình bày tờ trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với 6 chính sách.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.

Thứ 3, hoàn thiện quy định về dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử và số hóa dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý ngân hàng số tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ 4, hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Thứ 5 là quy định về xử lý nợ xấu, và cuối cùng là quy định về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Tiêu điểm - Sửa Luật Các tổ chức tín dụng để tránh khoảng trống trong xử lý nợ xấu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Uỷ ban này nhận thấy, đây là dự án Luật có nhiều nội dung liên quan đến phạm vi lĩnh vực phụ trách của Bộ Tài chính (như chính sách thứ 6 về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) nhưng trong hồ sơ còn thiếu văn bản tham gia ý kiến của Bộ Tài chính.

Đồng thời, ý kiến tham gia của Bộ Ngoại giao chưa thể hiện rõ nội dung đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên như quy định.

Liên quan đến những chính sách cụ thể, với chính sách thứ nhất, báo cáo thẩm tra nêu rõ, việc sửa đổi quy định về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu của cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn là hết sức cần thiết, đặc biệt nhằm khắc phục tình trạng thao túng, lạm dụng quyền của cổ đông lớn hoặc tình trạng “sân sau” của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, đề nghị đánh giá kỹ lưỡng, làm rõ nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống do quy định pháp luật bất cập hay do tổ chức thực hiện, từ đó có các đề xuất phù hợp.

Về chính sách thứ tư, cơ quan thẩm tra đề nghị đề nghị đánh giá rõ các vướng mắc và nguyên nhân của tình trạng xử lý các ngân hàng mua bắt buộc rất chậm trong thời gian qua để đề xuất phù hợp, bảo đảm hiệu quả, khả thi; đánh giá tổng thể hiệu quả của việc huy động các nguồn lực tham gia vào cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (như các ngân hàng thương mại tham gia hỗ trợ, bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã...).

Ngoài ra, việc đề xuất quy định về cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm cần phải được cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng cả về quy mô, mức độ, rủi ro, trách nhiệm liên quan để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế, cơ quan thẩm tra lưu ý.

Về chính sách thứ 5 và thứ 6, Thường trực Uỷ ban Pháp luật và Uỷ ban Kinh tế tán thành việc bổ sung các quy định về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo hướng luật hóa một số quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm có hiệu quả, phù hợp tại Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Việc này nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, bảo đảm sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tiêu điểm - Sửa Luật Các tổ chức tín dụng để tránh khoảng trống trong xử lý nợ xấu (Hình 2).

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Đối với một số quy định cụ thể như quyền thu giữ tài sản bảo đảm; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm... cơ quan thẩm tra cho rằng cần tiếp tục rà soát các vướng mắc trong thực tiễn, làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan để bảo đảm hiệu quả, khả thi khi cụ thể hóa trong Luật.

Ngoài ra, Thường trực Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị quan tâm rà soát trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan, nhất là trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; vấn đề công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của các ngân hàng… bảo đảm sự đồng bộ trong công tác quản lý và tính toàn diện của dự thảo Luật.

Thường trực Uỷ ban Pháp luật và các cơ quan thống nhất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Trao đổi thêm về việc sửa đổi Luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết yêu cầu đặt ra đối với lần sửa đổi lần này phải quy định minh bạch và xử lý cơ bản được triệt để tình trạng  sở hữu chéo, sở hữu chéo núp bóng, xử lý được nợ xấu và lãi dự thu được trích lập trên cơ sở các khoản nợ xấu…

Chủ tịch Quốc hội lưu ý thực tế lãi dự thu của các khoản nợ xấu còn xấu hơn cả nợ xấu nên cần xử lý được vấn đề này.

Bên cạnh đó là việc trích lập dự phòng, xem xét trích lập dự phòng khoản nào được coi là chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập, khoản nào phải trừ vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp, của ngân hàng, cùng với đó là xử lý tài sản bảo đảm mà trong điều kiện bình thường, điều kiện đặc biệt; hoạt động của các tổ chức tín dụng, các dịch vụ ra giá trị gia tăng phi tín dụng hiện hầu như không đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế 4.0.

Làm gì để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đấu thầu đất đai?

Thứ 6, 17/03/2023 | 08:59
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, Bộ KH&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT để sửa đổi Luật Đất đai đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng?

Thứ 4, 15/03/2023 | 22:15
Theo Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tập trung theo 8 nhóm vấn đề

Thứ 5, 09/03/2023 | 11:38
Nhiều nội dung được thảo luận như cần xác định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo, hay nhóm vấn đề về kiểm toán lại báo cáo tài chính.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng sắp “rót” vào bất động sản có gì?

Thứ 6, 03/03/2023 | 17:52
Mỗi ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ dành khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay với 2 phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2%.
Cùng tác giả

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.