Sửa Luật TTTM để góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết trọng tài tại Việt Nam

Chủ nhật, 05/03/2023 | 14:00
0
Sửa Luật TTTM sẽ đem lại khung pháp lý mới mẻ, giúp thị trường trọng tài Việt Nam tiệm cận với xu hướng giải quyết tranh chấp tiên tiến trên thế giới.

Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trọng tài

Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những điều đã đạt được, những bất cập phát sinh của Luật TTTM sau hơn 10 năm triển khai, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

NĐT: Thưa TS. Vũ Tiến Lộc, là người đại diện đơn vị hoạt động trong lĩnh vực trọng tài và hòa giải thương mại, xin ông chia sẻ về những thuận lợi kể từ khi Luật TTTM có hiệu lực trong việc giải quyết các tranh chấp?

TS. Vũ Tiến Lộc: TTTM hiện là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại và đầu tư quốc tế và đã có lịch sử khoảng 200 năm phát triển. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển, việc ban hành Luật TTTM năm 2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trọng tài cũng như thúc đẩy sự phát triển của hoạt động trọng tài kinh tế tại Việt Nam.

Tiêu điểm - Sửa Luật TTTM để góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết trọng tài tại Việt Nam

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Vào thời điểm năm 2010, Luật TTTM được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ, phản ánh được thực tiễn tốt về trọng tài, đặc biệt là pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế. Luật TTTM, tuy chưa được công nhận là tuân theo Luật Mẫu về Trọng tài quốc tế của UNCITRAL nhưng về cơ bản đã tiếp nhiều nguyên tắc căn bản, cốt lõi của trọng tài quốc tế như: nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp; nguyên tắc bảo mật; nguyên tắc chung thẩm của trọng tài; nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền,...

Kết quả là hoạt động trọng tài kinh tế tại Việt Nam đã từng bước đạt được những kết quả tích cực. Số lượng các tổ chức trọng tài được thành lập cũng như số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng.

NĐT: Xin ông cho biết các vụ tranh chấp thông qua trọng tài đã được giải quyết như thế nào?

TS. Vũ Tiến Lộc: Khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, các bên cần hiểu rõ rằng trọng tài trước hết vẫn là một phương thức tố tụng, tức là thủ tục giải quyết luôn phải tuân thủ nguyên tắc chung của tố tụng là phải hợp thức để đảm bảo quyền tham gia và trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Bên cạnh đó, tố tụng trọng tài do là cơ chế tài phán ngoài tòa án, do các bên tranh chấp lựa chọn sử dụng nên cho phép các bên có nhiều quyền tự định đoạt trong quá trình giải quyết giúp cho thủ tục trọng tài có thể phù hợp với nhiều loại tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, yếu tố FDI, các tranh chấp phức tạp hay các tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực mới (Công nghệ thông tin, Sở hữu trí tuệ,…).

Tố tụng trọng tài chỉ có một cấp, là phương thức giải quyết chung thẩm. Các yếu tố này giúp đảm bảo giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đạt hiệu quả về mặt thời gian và chi phí.

Tiêu điểm - Sửa Luật TTTM để góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết trọng tài tại Việt Nam (Hình 2).

TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng phổ biến.

Bên cạnh đó, tố tụng trọng tài có một đặc điểm riêng là bảo mật, không công khai, giúp các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp không phải chịu thêm các áp lực từ thị trường từ công luận. Đồng thời, bảo vệ các bí mật kinh doanh, bảo vệ quan hệ hợp tác giữa các bên.

Các phán quyết trọng tài được đảm bảo hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam – có hiệu lực thi hành ngay, tương đương với các bản án có hiệu lực của tòa án và có thể được thuận tiện yêu cầu công nhận cho thi hành trên phạm vi thế giới theo khuôn khổ Công ước New York 1958.      

Một vụ tranh chấp tại trọng tài VIAC hiện được giải quyết chung thẩm trong thời gian trung bình chỉ khoảng 7-8 tháng.

Giải tỏa điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh

NĐT: Bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện, xin ông cho biết Luật TTTM có những bất cập gì cần thiết phải sửa đổi?

TS. Vũ Tiến Lộc: Trong 10 năm qua, nền kinh tế đất nước đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt trong những năm đại dịch Covid-19 toàn cầu vừa qua, khiến cho một số quy định của Luật TTTM không còn phù hợp, đôi khi gây trở ngại cho trọng tài và cũng có nghĩa là cản trở các doanh nghiệp trong việc dùng phương thức ngoài tòa án để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình. Có thể nêu ra đây hai vấn đề nổi cộm nhất.

Thứ nhất, về thủ tục giám sát của Tòa án với thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài. Vai trò giám sát của Tòa án quốc gia đối với thủ tục trọng tài nói chung là một thực tiễn phổ biến và là một hoạt động có vai trò quyết định đối với sự phát triển của trọng tài trên toàn thế giới. Theo quy định tại Điều 44 Luật TTTM, thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài có thể được giám sát bởi tòa án khi có một bên thực hiện khiếu nại và thủ tục xem xét khiếu nại này được thực hiện hoàn toàn trên cơ sở hồ sơ của bên khiếu nại, do một thẩm phán thực hiện, không có thủ tục mở phiên họp xét đơn.

Thủ tục này tuy có ưu điểm là đẩy nhanh quá trình tòa án xem xét, nhưng thực tế đang có những bất cập nhất định, đặc biệt đã được nhiều lần phản ánh tại Sách Trắng do Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM Việt Nam) như là một điểm bất lợi đối với trọng tài.

Do đó, việc giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài cần được thảo luận tìm phương án sửa đổi. Dựa trên định nghĩa mở về phán quyết trọng tài tại Luật Mẫu UNCITRAL, các đạo luật trọng tài quốc gia đều coi quyết định về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài với các tính chất như trên là một “phán quyết từng phần”; theo đó, một số trung tâm trọng tài khuyến khích việc sử dụng phán quyết trọng tài từng phần cho những trường hợp cụ thể (đặc biệt là những vấn đề về thẩm quyền).

Tiêu điểm - Sửa Luật TTTM để góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết trọng tài tại Việt Nam (Hình 3).

Một số quy định của Luật TTTM không còn phù hợp, đòi hỏi phản sửa đổi.

Thứ hai, về căn cứ giám sát Phán quyết trọng tài của Tòa án. Mặc dù được xây dựng dựa trên Luật Mẫu UNCITRAL, quy định về huỷ phán quyết trọng tài trong Luật TTTM vẫn còn một số điểm chưa tương đồng với Luật Mẫu. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài đặt ra câu hỏi về việc làm sao để Hội đồng xét đơn có thể xác định một chứng cứ mà các bên đã cung cấp trong tố tụng trọng tài là giả mạo và Hội đồng Trọng tài đã căn cứ trên chứng cứ đó để ra phán quyết trong khi vẫn tôn trọng nguyên tắc không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp như đã đặt ra.

Luật Mẫu UNCITRAL không có căn cứ hủy phán quyết trọng tài về chứng cứ giả mạo. Ngay cả các nước không áp dụng Luật Mẫu nhưng có nền trọng tài phát triển như Anh hay Pháp cũng không quy định “chứng cứ giả mạo” là một căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Rất hiếm đạo luật trọng tài có quy định về căn cứ chứng cứ giả mạo; các đại diện này như Ý hay Trung Quốc đều không phải là những nền tài phán tiêu biểu, dẫn đầu xu hướng phát triển về TTTM.

NĐT: Từ những vấn đề nổi cộm mà ông vừa nêu trên, vậy theo ông việc sửa đổi Luật TTTM có mang tính cấp thiết? Là Chủ tịch của VIAC ông có kỳ vọng như thế nào nếu Luật được sửa đổi trong thời gian tới?

TS. Vũ Tiến Lộc: Luật TTTM đã thi hành được hơn 10 năm, việc sửa đổi Luật TTTM để hoàn thiện hơn các thể chế của pháp luật, cũng như để trọng tài Việt Nam bắt kịp với xu hướng hiện tại của thế giới là vô cùng cần thiết trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Việc sửa đổi Luật TTTM có thể sẽ đem lại những thay đổi quan trọng cho thị trường trọng tài tại Việt Nam khi đem lại khung pháp lý mới mẻ, tiệm cận với xu hướng giải quyết tranh chấp tiên tiến bằng con đường trọng tài trên thế giới. Đặc biệt, đối với các nội dung liên quan đến mở rộng thẩm quyền của trọng tài, sự giám sát và hỗ trợ của tòa án đối với tố tụng trọng tài.

Ngoài hai vấn đề liên quan tới vai trò của tòa án đối với trọng tài mà tôi nêu trên, việc làm rõ phạm vi giải quyết bằng trọng tài theo hướng mở rộng cũng vô cùng quan trọng – và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới, phù hợp với cách giải thích của Luật Mẫu 2006.

Tôi rất tin tưởng vào quá trình soạn thảo Luật TTTM mới với những thay đổi lớn và tiến bộ, trọng tài sẽ có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong giải quyết tranh chấp, xung đột của giới kinh doanh, góp phần giải tỏa một trong các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam là tình trạng kém hiệu quả của các thiết chế pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp; từ đó, nâng cao khả năng chống chịu và thích nghi với các biến đổi khó lường của tình hình kinh tế, xã hội và tăng cường khả năng đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp trong một thị trường văn minh, sôi động, phát triển.

NĐT: Xin cảm ơn ông!

Trên 60% vụ tranh chấp có yếu tố quốc tế đã được giải quyết

Hàng ngàn vụ tranh chấp phức tạp trong đó có trên 60% vụ tranh chấp có yếu tố quốc tế và liên quan tới khu vực đầu tư nước ngoài - FDI đã được giải quyết thành công tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Các tranh chấp được giải quyết thành công rất đa dạng, đến từ nhiều lĩnh vực (mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xây dựng dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính, bảo hiểm, vận tải...), với các bên tranh chấp là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đến từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoàng Bích - Phương Anh

Thẩm quyền của trọng tài thương mại: Nên “mở” đến mức nào?

Thứ 7, 04/03/2023 | 09:43
Vấn đề mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài không chỉ phù hợp với tính chất của các quan hệ KT - XH hiện nay mà còn góp phần giảm áp lực giải quyết cho tòa án.

Cần cơ chế phối hợp để hoạt động trọng tài thương mại phát huy hiệu quả

Thứ 3, 29/11/2022 | 15:31
Từ thực tiễn quản lý Nhà nước trên địa bàn Tp.HCM, Sở Tư pháp địa phương đã nêu ra nhiều vướng mắc cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại.

Nâng cao vai trò của Viện Kiểm sát trong giải quyết các vấn đề liên quan luật Trọng tài Thương mại

Thứ 3, 29/11/2022 | 14:00
Luật sư Nguyễn Văn Hậu kiến nghị cần phát huy vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại.

Nội hàm của khái niệm phán quyết trọng tài theo Luật TTTM còn hẹp

Thứ 3, 29/11/2022 | 12:53
Với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành địa điểm, trung tâm trọng tài lớn trong khu vực, xa hơn nữa là vươn tới quốc tế, Luật TTTM rất cần phải sửa đổi.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Luật TTTM năm 2010 tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động trọng tài

Thứ 3, 29/11/2022 | 09:35
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền cho rằng việc giải quyết bằng trọng tài, hòa giải thương lượng tạo ra cơ chế rất hay cho doanh nghiệp hoạt động.
Cùng tác giả

Nhập lậu động vật vẫn diễn ra phức tạp, Thủ tướng yêu cầu chấm dứt

Thứ 4, 06/12/2023 | 20:53
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững.

Dabaco bán toàn bộ vốn công ty nghiên cứu lợn giống tại Hà Tĩnh

Thứ 4, 06/12/2023 | 17:39
Dabaco đã đồng ý chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tương đương 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Tĩnh do Dabaco sở hữu.

Cổ đông nhóm thủy sản nhận tin vui từ “vua tôm” và “nữ hoàng cá”

Thứ 4, 06/12/2023 | 06:30
Sắp tới đây, cổ đông của Vĩnh Hoàn và Minh Phú sẽ nhận cổ tức năm 2022 lần lượt bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Viction Horizon: Cuộc thi ý tưởng startup với giải thưởng 300.000 USD

Thứ 3, 05/12/2023 | 16:14
Bên cạnh giải thưởng trị giá 300.000 USD, 8 đội chiến thắng sẽ được tài trợ chi phí tham gia Vietnam Tour, các hoạt động kết nối hỗ trợ được tổ chức bởi Arche Fund.

Chuẩn bị lên sàn, một công ty ngành bia giảm nợ liên tục trong 5 năm

Thứ 3, 05/12/2023 | 15:48
Vào ngày 12/12 tới đây, 87,5 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây sẽ được niêm yết trên sàn UPCoM với mã chứng khoán SBB.
Cùng chuyên mục

Hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường sắp tới.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Thứ 4, 06/12/2023 | 09:55
Thủ tướng yêu cầu phải luôn sẵn sáng ứng phó những cú sốc bên ngoài, kinh tế vĩ mô phải ổn định, đời sống nhân dân phải được bảo đảm cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Thứ 3, 05/12/2023 | 20:52
Trong công điện vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, ùn tắc giao thông như nồng độ cồn, ma túy...

338 công dân Việt Nam mắc kẹt tại khu vực giao tranh Myanmar đã về nước an toàn

Thứ 3, 05/12/2023 | 14:33
Thực hiện chủ trương nhân đạo của Nhà nước Việt Nam và nhằm bảo đảm an toàn tối đa tính mạng của công dân, toàn bộ chi phí đưa công dân về nước được Chính phủ chi trả.

Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thứ 6, 01/12/2023 | 20:43
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
     
Nổi bật trong ngày

Hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường sắp tới.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Thứ 4, 06/12/2023 | 09:55
Thủ tướng yêu cầu phải luôn sẵn sáng ứng phó những cú sốc bên ngoài, kinh tế vĩ mô phải ổn định, đời sống nhân dân phải được bảo đảm cả về vật chất lẫn tinh thần.