Súc họng như thế nào mới là đúng cách để phòng ngừa Covid-19?

Súc họng như thế nào mới là đúng cách để phòng ngừa Covid-19?

Thứ 4, 04/08/2021 | 10:34
0
Súc họng đúng cách góp phần ngăn cản virus gây Covid-19 xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giảm phát tán virus này ra môi trường.

Một trong những cách thức lây nhiễm Covid-19 nhanh và nguy hiểm nhất là qua đường hô hấp. Để phòng tránh nhiễm bệnh chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng miệng, hầu họng của chính mình.

Đeo khẩu trang ở người chưa nhiễm bệnh giúp ngăn cản giọt bắn xâm nhập, ở người bệnh giúp cản virus phóng thích, phát tán ra ngoài môi trường. Nhưng theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, nếu chẳng may đeo khẩu trang không đảm bảo, hoặc khi sờ tay dính virus lên mũi, miệng, chúng có thể đi vào vùng hầu họng của chúng ta.

Súc họng, ngoáy mũi thường xuyên bằng dung dịch có khả năng diệt virus là biện pháp góp phần ngăn cản virus xâm nhập. Nếu virus xâm nhập, sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn đã đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng đều góp phần phòng chống virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giảm phát tán bệnh.

Bác sĩ Hùng phân tích, không có biện pháp nào 100% giúp phòng được bệnh, nhưng kết hợp càng nhiều biện pháp thì khả năng an toàn càng cao. Tuy nhiên lưu ý để phòng bệnh hiệu quả thì việc vệ sinh vùng hầu họng phải được thực hiện đúng cách:

- Phải súc họng (súc miệng sâu) chứ không chỉ súc miệng, có nghĩa là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu đựng được.

- Không cần quá nhiều trong một lần súc, chỉ cần 5ml dung dịch là đủ. Càng nhiều thì sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng họng.

- Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay sau khi ra ngoài về hoặc ngay sau khi tiếp xúc gần với người khác.

- Mỗi lần súc họng khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước tối thiểu 15 phút.

Có thể dùng 1 trong 2 loại gồm dung dịch Chlohexidin và betadin. Hai loại này đã được nghiên cứu có tác dụng diệt virus covid trong 30 giây. Chọn loại dùng súc họng, không dùng loại bôi vết thương.

Bác sĩ Hùng cho biết, ngoài ra có thể thực hiện phương pháp nhỏ mũi bằng các dung dịch sát khuẩn kết hợp với phương pháp súc họng. Có thể nhỏ mũi bằng hai cách, gồm nhỏ mỗi mũi một giọt dung dịch sát khuẩn rồi day đều bên ngoài cánh mũi; hoặc dùng dung dịch sát khuẩn vào đầu que tầm bông và ngoáy mũi, giống như lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

Và cũng đừng quên áp dụng các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách tiếp xúc, không tụ tập đông người, nâng cao sức đề kháng… đặc biệt là tiêm vaccine ngay khi có cơ hội vì hiệu quả của việc phòng bệnh cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, Sức khỏe & Đời sống)

Những thực phẩm nên ăn sau khi tiêm vaccine phòng COVID -19

Thứ 3, 03/08/2021 | 17:16
Để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh sau khi tiêm vaccine phòng COVID -19, một trong những điều bạn cần chú ý là có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Bị ngứa họng, tê lưỡi sau tiêm vaccine Covid-19, cần làm gì?

Thứ 3, 03/08/2021 | 13:00
Khi có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian theo dõi bạn cần liên hệ y tế ngay.

Sau tiêm vắc-xin Covid-19, có 1 trong 8 dấu hiệu này cần đến viện ngay

Thứ 3, 27/07/2021 | 15:34
Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 nếu thấy những dấu hiệu như cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi, da có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ,… bạn cần liên hệ y tế ngay lập tức.

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 06/07/2021 | 16:23
Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam xây dựng Infographic đưa ra một số khuyến cáo với phụ nữ mang thai khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Cùng chuyên mục

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...

Tp.HCM: Nhiều phòng khám bị xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:31
Nhiều phòng khám tại Tp.HCM bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt, đình chỉ do vi phạm về hoạt động khám chữa bệnh.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Kỳ lạ hồ nước có cả triệu tấn cá nhưng không ai dám bắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:30
Mặc dù lượng cá rất dồi dào nhưng người dân địa phương lại không dám đánh bắt và ăn cá từ hồ nước này.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.