Sức mạnh bom JDAM Mỹ cung cấp cho Ukraine so với bom thông minh KAB của Nga

Thứ 3, 14/03/2023 15:53

Nga và Mỹ đều sở hữu loại bom dẫn đường thông minh, trong đó bom JDAM gần đây đã được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine.

img

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ ném bom JDAM.

Tuần trước, tướng James Hecker, tư lệnh không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, xác nhận rằng quân đội Ukraine đã nhận một số lượng hạn chế bom thông minh JDAM-ER. 

Trả lời phỏng trên TASS hôm 10/3, cố vấn lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), Yan Gagin nói Ukraine đã thả bom thông minh JDAM xuống khu vực gần chảo lửa Bakhmut ở vùng Donbass.  

JDAM thực chất là bộ kit có thể gắn trên các mẫu bom thông thường có sẵn trong kho vũ khí của Mỹ, biến bom thông thường trở thành "bom dẫn đường thông minh" với độ chính xác rất cao.

Phiên bản JDAM-ER giúp tăng tầm tấn công của bom lên 72km thay vì 24km như phiên bản tiêu chuẩn.

Phi công Ukraine khi sử dụng bom JDAM chỉ cần xác định vị trí mục tiêu, nhấn nút thả bom và quả bom sẽ tự bay tới mục tiêu đã định.

Quân đội Nga cũng sở hữu mẫu bom thông minh có tính năng "bắn và quên" tương tự như JDAM của Mỹ. Đó là bom thông minh KAB được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng laser, GPS hoặc bằng vệ tinh. Nhưng bom thông minh của Nga được tích hợp hệ thống dẫn đường ngay trong dây chuyền sản xuất, khác với việc Mỹ sản xuất bom thông thường rồi gắn thêm bộ kit JDAM.Các phiên bản KAB-250, KAB-500 hay KAB-1500 chỉ khác nhau về độ lớn của bom.

KAB-500L, loại bom thông minh sử dụng đầu đạn nổ mạnh, là phiên bản được quân đội Nga sử dụng phổ biến nhất trong xung đột ở Ukraine, theo chuyên gia William Alberque đến từ Trung Tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Bom KAB-500L nặng 525kg từng được Nga sử dụng trong giao tranh ở thành phố Mariupol hồi tháng 3/2022.

Theo các thông tin được công khai, bom JDAM của Mỹ có khả năng đánh trúng mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 5 mét, còn bom KAB của Nga là 7 mét.

Báo Mỹ Newsweek dẫn lời chuyên gia quân sự David Hambling cho biết, điểm lợi thế của bom JDAM-ER do Mỹ sản xuất là có "sức chống chịu đáng kể trong môi trường bị gây nhiễu ở mức cao".

Nga có thể sử dụng hệ thống định vị GLONASS để hỗ trợ bom KAB, nhưng Mỹ có thể mạnh về mặt công nghệ, với khả năng bom JDAM tự động xác định phương hướng trong trường hợp định vị thông qua GPS hay vệ tinh gặp gián đoạn. Quả bom khi đó sẽ tự điều chỉnh để có thể rơi xuống vị trí mục tiêu một cách chính xác nhất có thể.

"Nhìn chung, tích hợp thiết bị dẫn đường chính xác cho một quả bom chỉ ở trên bầu trời trong vài phút là điều tương đối tốn kém", chuyên gia Hambling nói về lợi thế của vũ khí Mỹ.

img

Bom dẫn đường thông minh KAB-250 của Nga.

Chuyên gia này tin rằng, bom JDAM của Mỹ có độ chính xác cao hơn bom KAB của Nga, dù hiệu quả chiến đấu còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế.

Chuyên gia Hambling cho rằng, bom KAB cũng tương đối hiệu quả, nhưng chi phí là một trong những lý do Nga hạn chế sử dụng các vũ khí dẫn đường chính xác trong xung đột ở Ukraine. Thay vào đó, các lực lượng Nga chủ yếu sử dụng đạn rocket được sản xuất hàng loạt.

Phương Tây kì vọng rằng, lệnh cấm xuất khẩu các trang thiết bị công nghệ cao sang Nga có thể làm chậm tốc độ sản xuất các vũ khí dẫn đường thông minh, qua đó gây khó dễ cho Nga trong xung đột ở Ukraine.

"Khi đánh giá về khả năng trút một lượng lớn thuốc nổ vào mục tiêu một cách chính xác, bom KAB của Nga vẫn vượt trội hơn hẳn so với các loại vũ khí thông thường", chuyên gia Hambling nói, theo Newsweek.

Đăng Nguyễn - Newsweek

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.