Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp là hội chứng suy giảm chức năng hoặc mất chức năng tạm thời của cả 2 thận do suy giảm cấp tính mức lọc cầu thận trong vài giờ đến vài ngày khiến các chất điện giải và chất lỏng dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Suy thận cấp thường xảy ra ở người trước đó có chức năng thận bình thường hoặc tiền sử mắc bệnh thận mạn.
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột trong vài giờ đến vài ngày
Triệu chứng sớm của suy thận cấp
Đa số các trường hợp suy thận cấp khởi phát với dấu hiệu thiểu niệu (đái ít) hoặc vô niệu (không có nước tiểu). Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân suy thận cấp mà tình trạng bệnh biểu hiện như sau:
- Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận: Mạch nhanh, hạ huyết áp tư thế, da và niêm mạc khô, giảm độ giãn da, tĩnh mạch cổ xẹp, lượng nước tiểu giảm.
- Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận: Nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm màu, đau thắt lưng, thiểu niệu, sốt, đau cơ, ngứa,...
- Suy thận cấp do nguyên nhân sau thận: Đau vùng thắt lưng, đau tức vùng bàng quang, đái buốt, đái rắt,...
Ngoài ra, đối với trường hợp suy thận cấp ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn ngủ, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, co giật hoặc hôn mê.
Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, đặc biệt là nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng thường gặp của suy thận cấp là thiểu niệu hoặc vô niệu
Cải thiện suy thận cấp như thế nào?
Trong hầu hết trường hợp, cải thiện suy thận cấp tính với mục đích là phục hồi chức năng bình thường của thận theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh:
Cố gắng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách: Bù đủ nước khi mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày,... Đồng thời, theo dõi thường xuyên tình trạng thiểu niệu, vô niệu.
Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:
Ở giai đoạn này, người bệnh được điều trị bằng những phương pháp như: Giữ cân bằng nước và điện giải; Dùng thuốc lợi tiểu; Bù thể tích tuần hoàn sớm đối với trường hợp do nguyên nhân trước thận; Cải thiện tình trạng rối loạn điện giải.
Giai đoạn tiểu trở lại:
Ở giai đoạn này, người bệnh chủ yếu được cân bằng nước điện giải theo đường truyền tĩnh mạch hoặc uống Oresol. Sau khoảng 5 ngày, người bệnh đi tiểu trở lại sẽ hạn chế lượng dịch truyền vào hoặc uống. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát lượng nước tiểu trong 24h để kịp thời bù lại khi cần.
Giai đoạn phục hồi chức năng:
Người bệnh cần được chăm sóc theo chế độ ăn tăng đạm khi ure máu về mức bình thường. Đồng thời, người bệnh cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ích Thận Vương - Sản phẩm thảo dược giúp phục hồi chức năng thận hiệu quả
Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược giúp phục hồi chức năng thận được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh tin dùng. Tiêu biểu là sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp bảo vệ thận và bổ thận, lợi tiểu
Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành đã được nhiều nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc (Đại học Y khoa Côn Minh, Đại học Tế Nam, Quảng Châu) chứng minh tác dụng bảo vệ thận, bổ thận, lợi tiểu, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt
Ngoài ra, Ích Thận Vương còn là sự kết hợp giữa các thảo dược quý như: Đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ giúp bổ thận, lợi tiểu và hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.
Hơn nữa, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, có đến 92,9% người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương cải thiện triệu chứng suy thận.
Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận cấp mà bạn có thể tham khảo. Chủ động nhận biết triệu chứng sớm của bệnh suy thận cấp để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để tăng cường chức năng thận.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Mai Lan