Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định

Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định

Lê Mạnh Quốc
Thứ 3, 14/12/2021 | 20:28
0
Cần huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho tái cơ cấu kinh tế, trong đó nội lực là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là yếu tố quan trọng.

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Phát biểu tại Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp" diễn ra chiều ngày 14/12, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2026 là sự tiếp nối Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả, tạo ra nhiều thay đổi trong mô hình tăng trưởng, tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

Theo bà Minh, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn mới sẽ kế thừa phát triển những thành tựu đã đạt được; cũng như giải quyết những thách thức bất cập của giai đoạn 2021-2025, đặc biệt khi Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn trong nội tại nền kinh tế; cũng như những khó khăn từ các cú sốc bên ngoài.

Về quan điểm chủ đạo, Viện trưởng CIEM cho biết kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm khác so với giai đoạn trước, trong đó đáng chú ý là kế hoạch lần này đã thống nhất quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để đảm bảo ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nhiều đột phá liên quan đến khoa học công nghệ.

Kinh tế vĩ mô - Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh trong việc tái cơ cấu nền kinh tế cần ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm để tạo đột phá, lan truyền sang các lĩnh vực khác. 

"Ở góc độ cơ quan tham mưu, chúng tôi đã nhấn mạnh quan điểm Việt Nam cần phát triển nền kinh tế và sức cạnh tranh dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là một điểm hoàn toàn mới so với các văn bản trước khi góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh đối diện với đại dịch Covid-19”, bà Minh chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Minh nhận định, cần có sự kế thừa và phát triển những kết quả, thành tựu trong giai đoạn trước; đặc biệt là ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm để tạo đột phá, lan truyền sang các lĩnh vực khác. Chính vì vậy, trong bối cảnh nguồn lực có hạn cần ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề tạo ra đột phá, chuyển biến sang các ngành nghề khác.

Đáng chú ý, bối cảnh dịch Covid-19 đã cho thấy những bất cập và khó khăn khi thiếu vắng các thể chế tạo động lực cho liên kết vùng, liên kết ngành nghề. Chính vì vậy, gắn kết, tạo động lực phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn cũng đã được đặt ra trong kế hoạch tái cơ cấu lần này

Về vấn đề sử dụng nguồn lực cho tái cơ cấu, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng cần chú ý là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Theo đó, cần huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định. Song song với đó, sử dụng nguồn lực bên ngoài là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, cần chú trọng phát huy giá trị dân tộc, giá trị văn hóa, lịch sử, ý chí của con người Việt Nam để thuận với sự phát triển trong nội bộ cũng như xu hướng phát triển trên thế giới. Đây là những nguồn vốn xã hội sẽ tạo ra những tác động to lớn như các nguồn vốn khác.

Chia sẻ thêm về mục tiêu của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, bà Minh cho biết, cần đạt được sự bứt phá về năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế chủ lực, phải có sự chuyển biến thực chất rõ nét về mô hình tăng trưởng; sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp có sự phát triển và nâng cao sức chống chịu và thích ứng trước những diến biến phức tạp từ bên trong cũng như bên ngoài. Đặc biệt, cần hình thành rõ những cơ cấu hợp lý trong từng ngành từng lĩnh vực; cũng như có sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch 2021-2021 là tạo ra khuôn khổ thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng doanh nghiệp. Bà Minh cho biết, bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ thể chế cho doanh nghiệp là hỗ trợ quan trọng nhất.

“Khi tạo ra thể chế đúng, thể chế thuận lợi sẽ tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển vươn lên trong bối cảnh hiện nay”, bà Minh nhấn mạnh. 

Kinh tế vĩ mô - Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định (Hình 2).

Toàn cảnh Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp". 

4 bài toán cần giải để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế

Cũng tại sự kiện, TS. Lê Võ Phương Nga, Giám đốc Quản trị tài chính, Credit Agricole Pháp cho biết, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những bối cảnh rất mới đối với nền kinh tế và quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Trong bối cảnh mới đó, tái cơ cấu nền kinh tế nói chung đã có những thay đổi, theo đó đặt ra 4 bài toán cần giải để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế.

Thứ nhất là mô hình kinh tế tương lai, hướng đến phát triển kinh tế xanh và kinh tế số.

Thứ hai, cần nâng cao tương tác quốc gia, khả năng cạnh tranh, khả năng hợp tác, vị thế trong chuỗi giá trị và tương tác về nguồn lực lao động.

Thứ ba là tái cơ cấu kinh tế về chiều sâu, không chỉ thay đổi cấu trúc mà là thứ tự ưu tiên, cần phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ tư là thể chế, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã giảm 2 năm liên tiếp do tác động của đại dịch, điều đó cho thấy các nước cũng đang đi rất nhanh và nhanh hơn cả Việt Nam. Áp lực hiện tại là cải cách thể chế và môi trường kinh doanh không phải trên giấy tờ mà bằng hành động cụ thể từ phía Nhà nước để chào đón doanh nghiệp.

Để giải được các bài toán này, theo bà Nga, tái cơ cấu nền kinh kinh tế sau khủng hoảng bằng huy động nguồn lực nội tại. Trước hết là tận dụng nguồn lực về tài chính trong dân, lượng tiền bơm vào nền kinh tế nằm rải rác trong dân. Việc đẩy được lượng tiền này vào lại nền kinh tế là cực kì cấp bách cho việc phục hồi kinh tế.

Giải pháp tiếp theo là tăng cường phục vụ thị trường nội địa. Bài học về đứt gãy các chuỗi cung ứng do đại dịch dẫn đến xu thế toàn cầu hóa chậm lại, nhường chỗ cho xu thế địa phương hóa từ sản xuất đến tiêu thụ.

Bên cạnh đó, sử dụng tích cực công cụ thuế và đòn bẩy tài chính để định hướng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tái cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định (Hình 3).

Theo TS. Lê Võ Phương Nga, tái cơ cấu nền kinh kinh tế sau khủng hoảng cần huy động nguồn lực nội tại và coi đây là nguồn lực chủ chốt.

Ngoài ra, cần phát triển từ nội lực, phát triển kinh tế tư nhân, phát triển sức mua nội địa. Thực tế, đại dịch vừa qua cho thấy những mối đe dọa từ việc phụ thuộc vào chi tiêu nước ngoài và cung cấp lao động giá rẻ.

Đồng thời, cần tăng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu từ chiều rộng sang chiều sâu, từ thang giá trị thấp lên thang giá trị cao, thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Đặc biệt, cần ưu tiên ngành trong tương quan với khu vực và quốc tế, tăng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Mặt khác, bà Nga cũng đưa ra lời khuyên với doanh nghiệp cần tìm cách gỡ nút thắt của ngành hoạt động như: vốn, công nghệ, lao động, tập trung vào khả năng thích ứng và khả năng chống chọi của doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, theo khu vực cạnh tranh, hợp tác, đón xu thế trong nước và quốc tế, xu thế ngành và chuỗi giá trị, xu thế công nghệ, xu thế chuyển dịch vốn và lao động.

Kích hoạt lò xo năng suất lao động

Phát biểu tại sự kiện, TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng việc tái cấu trúc nền kinh tế phải gắn liền với phục hồi và phát triển bền vững, do vậy bên cạnh việc thúc đẩy tiến độ bao phủ vắc-xin để khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần tập trung vào các trụ cột quan trọng của phục hồi kinh tế đó là: Đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn, có tác động lan tỏa; Nâng cao chất lượng thể chế chính sách, môi trường đầu tư; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; và Đẩy nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề.

“Nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì chúng tôi cho rằng lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt, sẽ bung ra. Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp các ngành công nghiệp mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, qua đó sẽ giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời được tái cấu trúc theo hướng hiệu quả hơn, đi vào tăng trưởng theo chiều sâu bền vững và bắt kịp với xu thế tiến bộ của thế giới”, TS. Trương Anh Dũng khẳng định. 

Kinh tế vĩ mô - Tái cơ cấu nền kinh tế: Nguồn lực nội tại là yếu tố quyết định (Hình 4).

TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhận định kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp các ngành công nghiệp mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ. 

Làm rõ khía cạnh trong việc đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực, TS. Trương Anh Dũng nhấn mạnh đến một số vấn đề hết sức quan trọng và cũng là điểm yếu của Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, chất lượng dự báo cung cầu lao động, đây là khâu chúng ta chưa làm tốt dẫn đến tổ chức đào tạo cung ứng lao động chưa được hiệu quả cao. Thứ hai, cần tái cấu trúc lại hệ thống đào tạo thông qua xây dựng chiến lược và quy hoạch đào tạo mới về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và chất lượng. Thứ ba, là phát triển nội dung chương trình đào tạo phù hợp. Thứ tư, là đẩy nhanh đào tạo đào tạo lại cho người lao động. Thứ năm, là chuyển đổi số thay đổi phương thức đào tạo. Thứ sáu, là hợp tác công tư gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Thứ bảy, là hỗ trợ thu hút doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước mắt cần tập trung cập nhật các thông tin, thay đổi nhận thức về chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cả đất nước, cũng như tái cơ cấu của doanh nghiệp. Sau đó nắm bắt cơ hội hành động mau lẹ, để tranh thủ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.

“Về dài hạn, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp cần có chiến lược và lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cần gắn kết, đồng hành với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhân lực có kỹ năng nghề.

Xây dựng cơ chế hợp tác trên cơ sở hài hòa lợi ích, cùng có trách nhiệm xây dựng mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, để thúc đẩy người sử dụng lao động phát triển nhân lực có kỹ năng, thích ứng với yêu cầu của quá trình tái cấu trúc nên kinh tế”, ông Trương Anh Dũng khuyến nghị.

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề then chốt của ngành logistics

Thứ 3, 14/12/2021 | 16:31
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, ngành logistics cần phải có giải pháp duy trì sự chống chịu bền bỉ, vừa phải có tư duy tầm nhìn định hướng đặc biệt

Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Thứ 3, 14/12/2021 | 14:33
Vietnam Airlines đang xây dựng phương án tái cơ cấu tổng thể trong giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động để thoát khỏi "vũng lầy" do đại dịch gây ra.

Doanh nghiệp sẽ được hưởng chương trình phục hồi nào trong năm 2022?

Thứ 4, 08/12/2021 | 15:14
Đại diện Bộ KHĐT cho biết, định hướng hỗ trợ cho quá trình phục hồi hậu Covid của DN sẽ gồm 3 chương trình chính: về tính thanh khoản, lao động và chuyển đổi số.

Hai mũi "giáp công" của nền kinh tế

Thứ 2, 06/12/2021 | 15:09
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang tập trung hoàn thiện 2 chương trình quan trọng: phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.

Bơm "oxy" , "cấp cứu" dòng tiền cho doanh nghiệp phục hồi

Chủ nhật, 05/12/2021 | 14:06
Sau hai năm dịch bệnh, “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không thể tiếp tục chống đỡ và cần được "cấp cứu" về dòng tiền để bắt nhịp phục hồi.
Cùng tác giả

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.

Phân luồng giao thông ra/vào Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:26
Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực, tuyến đường ra, vào của Thủ đô.

Lợi nhuận quý I/2024 của VOSCO đi ngang so với cùng kỳ

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Dù doanh thu quý I của Vận tải Biển Việt Nam tăng gấp 2,12 lần, nhưng do giá vốn cao nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ tăng thêm 1,7%.

Lợi nhuận quý I/2024 của taxi Vinasun sụt giảm 58%

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Do tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đội ngũ lái xe và đối tác, doanh thu và lợi nhuận quý I của hãng taxi Vinasun đều sụt giảm.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.