Bụng mang dạ chửa đi chăm chồng, tai họa vẫn chưa buông

Bụng mang dạ chửa đi chăm chồng, tai họa vẫn chưa buông

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:15
0
Mẹ mất chưa được mấy ngày, đứa con nhỏ mới hơn 10 tháng tuổi cũng đành phải nhờ người nhà trông hộ, Hinh lại tất tưởi lên Hà Nội để chăm chồng đang nằm viện do tai biến mạch máu não.

Làm ơn mắc oán

Đau đớn hơn, chồng bà lại là một phạm nhân đang thụ án giết người. Những nỗi đau, mất mát liên tiếp xảy ra trong căn nhà nhỏ của bà cũng bắt đầu từ một chữ "tiền".

Trong số những bệnh nhân đang nằm tại khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện 19-8 bộ Công an, có một bệnh nhân khá đặc biệt. Bởi lẽ, mấy ngày đầu, bệnh nhân này gần như không có người nhà ở bên, chỉ có mấy cán bộ công an thay nhau chăm sóc. Hỏi ra mới biết, bệnh nhân tên Thuyết này vốn đang là một phạm nhân tại trại giam Bát Di ở Nam Định. Mới đây, nghe tin người nhà báo tin buồn bố qua đời, ông Thuyết lên cơn tai biến, bệnh tình nặng, bệnh viện tỉnh phải chuyển lên 19-8 để điều trị.  Chăm chồng được mấy hôm thì bà vợ phải về chịu tang mẹ ruột. Khó khăn tới nỗi 100 nghìn đi xe về quê cũng không có, những người cùng đi chăm bệnh nhân trong phòng thương tình mới đưa cho để về. Lo tang ma cho mẹ xong, bà Hinh lại tất tả lên xoay xở với chồng. Mới chỉ hơn 20 ngày mà người đàn bà mới ngoài 40 tuổi này đã gầy sọp đi, nét mệt mỏi hằn in trên gương mặt, đôi mắt. Ước mong lớn nhất của bà hiện tại chỉ là được ngủ một giấc yên lành, trước mắt, những khoản nợ và tiền viện phí cho chồng vẫn ám ảnh không yên.

Xã hội - Bụng mang dạ chửa đi chăm chồng, tai họa vẫn chưa buông

Mẹ con bà Hinh đang chăm sóc chồng bị tai biến ở bệnh viện 19-8 bộ Công an.

Ngồi trò chuyện cùng PV báo Người đưa tin, bà Hinh rưng rưng: "Khổ lắm cháu ạ, thằng út giờ đang ở nhà với đứa con gái lớn, thiếu sữa mẹ. Hôm qua nhà báo lên là cháu nó đang sốt, thương lắm. Từ khi bố nó vào viện, đứa lớn phải bỏ học ở nhà chăm em, đứa con gái thứ 2 phải bỏ học lên bệnh viện phụ mẹ chăm bố, đứa thứ 3 năm nay lên 4 tuổi thì chưa có tiền cho đi nhà trẻ. Các bác, các cô, các chú cũng chỉ giúp đỡ được phần nào mà thôi, chủ yếu mẹ con vẫn phải tự bơi".

Theo như lời bà Hinh thì chồng bà là con thứ 8 trong một gia đình đông anh em. Vợ chồng bà sống sở đội 6, xóm Bắc, Lã Điền, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, Nam Định. Vì kinh tế khó khăn, vợ chồng mới bàn nhau vay mượn cho chồng là ông Nguyễn Xuân Thuyết đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Suốt gần 10 năm trời, một tay bà Hinh chạy chợ, cày cấy để nuôi các con ăn học, số tiền chồng gửi về cũng chỉ để gom góp trả nợ cho người ta. Khi ông Thuyết về, tiền bạc tích cóp cũng được mấy trăm triệu đồng. Lúc đó, trong làng vẫn còn cơn sốt xuất khẩu lao động, nhiều người đến vay tiền nhưng hai vợ chồng vẫn còn e ngại. Tới khi hai đứa con trai của anh cả ông Thuyết quyết định đi, sang nằn nì mượn, nghĩ thương cháu, vợ chồng ông mới đi rút tiết kiệm để cho các cháu vay, mỗi đứa vay 300 triệu đồng. Được 2 năm, một đứa chăm chỉ làm ăn đã gửi về trả đủ, đứa còn lại (tên Nguyễn Xuân Lương) thì lại bị trục xuất về nước.

Trước đó, trong thời gian các cháu đi lao động nước ngoài, vợ Nguyễn Xuân Lương là Tô Thị Hương có đến mượn thêm của vợ chồng ông một khoản tiền lớn để xây nhà, dựng quán làm ăn. Chồng đi làm, gửi tiền về, Hương cũng y lời trả nợ cho chú thím, nhưng trả được 1 đồng lại mượn thêm 2-3 đồng, thành thử số nợ ngày càng lớn. Cho tới khi số tiền đã quá lớn (hơn 500 triệu đồng và 2 cây vàng), thêm phần chồng của Hương bị trục xuất về nước, vợ chồng bà Hinh mới thấy lo.

Lúc ấy, bà Hinh cũng đã mang thai đến tháng thứ 6 thứ 7, vợ chồng lại đang dựng nhà nên rất cần tiền, ông Thuyết mới đi đòi nợ. Năm lần bảy lượt, Hương đều thoái thác hẹn, nhưng không trả được, lại còn muốn vay thêm. Khi bị đòi gắt quá, thị mới cắt liên lạc, không nghe điện thoại càng làm cho ông Thuyết điên tiết. Cuộc cãi vã ngày 18/9/2012 cũng bắt đầu từ việc đòi nợ.

Lời qua tiếng lại, ông Thuyết có mắng chửi Hương nhiều lời, bẽ bàng với xóm làng và với đám thợ đang dựng nhà ông Thuyết, Hương mới đứng ở cửa nhà "tốc váy" lên để chửi chú chồng. Quá "điên tiết"vì những lời sỉ nhục của con nợ, sẵn có con dao trong đống đồ của thợ, ông Thuyết không kiềm chế được mới chém Hương một nhát. Vết chém không may vào đầu, nhìn máu tuôn ra, ông Thuyết mới run rẩy gọi người hàng xóm tên H. ra nhờ "H. ơi, mày xem thế nào đem nó đi cấp cứu hộ anh, hết bao nhiêu anh trả". Lúc này, bố chồng Hương  mới đứng ra bảo: "Để nguyên hiện trường đó, để cho thằng này đi tù mọt gông". Quả nhiên, chỉ mấy phút sau, công an đã có mặt và giải ông Thuyết đi. Phần Tô Thị Hương, được điều trị ở bệnh viện tỉnh hơn 10 ngày thì được xuất viện về nhà.

Xã hội - Bụng mang dạ chửa đi chăm chồng, tai họa vẫn chưa buông (Hình 2).

Ảnh minh họa.

Bụng mang dạ chửa đi chăm chồng, tai họa vẫn chưa buông

Bà Hinh tâm sự: "Người ngoài còn tốt như thế, huống gì máu mủ ruột già. Không có các y bác sỹ, các anh chị em, các chú công an thì mẹ con tôi không biết phải làm gì".

Bà Hinh lúc này đã bụng chửa vượt mặt, đem các con lên trụ sở công an huyện để thăm chồng. Ông Thuyết dặn vợ: "4 mẹ con em, kể cả thằng cu còn trong bụng, sang nhà bác cả, quỳ xuống mà xin cháu nó xin tha thứ cho anh". Lời xin lỗi của 4 mẹ con không được chấp nhận, anh trai ông Thuyết nhất quyết không tha thứ cho tội của em mình, huống hồ gì người cháu dâu không ruột già máu mủ!

Ông Thuyết bị bắt được chừng 2 tháng thì bà Hinh sinh mổ ở bệnh viện phụ sản tỉnh. Lúc này, tiền không có, bước lên bàn mổ phải nhờ cả vào anh chị em nội ngoại. Các con nợ, công thợ, tiền vật liệu làm nhà,.. cũng đòi riết, thấy mấy mẹ con cứ vấn víu lấy nhau, người ta cũng không nỡ làm gắt. "Tiền mua sữa cho con còn không có, lấy đâu ra tiền trả nợ cho người ta hả cháu? Mới đẻ được mấy tháng, tôi đã phải ra chợ bán hàng để kiếm tiền nuôi con chứ anh em nuôi mãi sao được", bà Hinh sụt sùi.

Đến tháng 7/2013, vụ án của ông Thuyết được đưa ra xét xử. Với hành vi giết người, ông bị kết án 7 năm, 6 tháng tù giam. Bà Hinh lo chạy vạy để đóng án phí cho chồng, nhìn vào bản án, mẹ con cũng đành ngậm ngùi: "Tuy tình mình có cái đúng nhưng về lý là mình sai rồi. Chồng mình chém người ta thì ông ấy phải chịu trách nhiệm thôi. Còn tiền, không biết có đòi được hay không. Mồ hôi nước mắt của ông ấy suốt bao năm cơ cực ở xứ người. Giờ thì tiền thì mất mà tội vẫn phải tù". Loay hoay mãi bà cũng chỉ mượn được thêm 30 triệu đồng để bù cho nạn nhân, thiếu 70 triệu đồng thì coi như "trừ vào chỗ nợ". Tuy nhiên, số tiền mà Tô Thị Hương vay vợ chồng bà vẫn còn tới hơn 500 triệu đồng.

Vì thương con, giận cháu, bố của ông Thuyết là cụ Nguyễn Xuân H. nghĩ nhiều, lâm trọng bệnh rồi qua đời đầu tháng 9/2013. Nhận được tin bố mất, lại nhìn thằng cu đỏ hỏn trên tay vợ lần đầu được gặp bố, lại trong cảnh tù tội, ông Thuyết khóc tức tưởi. Chiều hôm đó, ông lên cơn tai biến mạch máu não, các cán bộ quản giáo tại Bát Di vội đưa ông đi cấp cứu, đồng thời báo cho người nhà. Bà Hinh và em gái chồng vội đi xe máy từ Nam Định lên Hà Nội để chăm chồng, trên đường đi thì gặp tai nạn. Bà được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, mãi tới ngày hôm sau mới tỉnh. Vừa phục hồi được một chút, bà lật đật lên chăm chồng. Nào ngờ tai hoạ vẫn chưa yên, mới được mấy ngày thì mẹ ruột lên cơn hấp hối rồi qua đời, khổ kể không sao hết.

Lo tang ma cho mẹ xong, lên bệnh viện tiếp tục chăm chồng thì lại phải đối mặt với khoản viện phí. Các y bác sỹ ở khoa hồi sức cấp cứu mặc dù vậy vẫn hết sức tận tâm giúp đỡ hai mẹ con bà, thuốc thang cho ông vẫn đầy đủ. Bên cạnh đó, các cán bộ quản giáo có nhiệm vụ trông giữ ông Thuyết lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ hai mẹ con khi cần thiết. Khi chúng tôi ngồi trò chuyện, bà Hinh vẫn còn chưa hết lo lắng. "Biết gia cảnh như vậy, người ngoài cũng không dễ gì cho vay. Anh chị em cũng giúp nhiều rồi, nhưng phần lớn cũng khó khăn, đâu thể viện trợ mãi được", bà Hinh buồn rầu nói.

Đỗ Huệ

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh những 'thân cò' oằn mình mưu sinh sau án mạng

Thứ 4, 04/09/2013 | 14:31
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà xảy ra xung đột khiến một người chết, một người đi tù... Hệ lụy của nó là những đứa con sớm mồ côi cha, nghèo đói, nheo nhóc; những người vợ phải "oằn" mình để gánh nỗi nhọc nhằn khi phải vừa làm cha vừa làm mẹ.

Cám cảnh 'gia đình khổng lồ' từng được Công tử Bạc Liêu 'để mắt'

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:15
Sống một cuộc đời mặc cảm, bị cộng đồng xa lánh vì vẻ ngoài khác thường của mình.

Nhóm đánh bạc thuê người câm cảnh giới

Thứ 7, 20/04/2013 | 07:51
Đối tượng Nguyễn Khắc Hiệp là một người bị câm nhưng lại giữ vai trò cảnh giới. Khi phát hiện lực lượng chức năng, Hiệp ú ớ bằng ngôn ngữ của mình để đánh động cho người chơi bạc.

Cám cảnh gia đình chồng ngây, vợ bệnh, con liệt giường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Thắp nén nhang lên năm bát hương, lòng người mẹ có mái tóc bạc phơ quặn thắt lại.

Cám cảnh cửa khẩu thời... "cấm biên"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Nhiều doanh nghiệp lo ngại nếu bị "cấm trại" bất đắc dĩ tại cửa khẩu, hàng hóa không lưu thông thì chỉ có nước… phá sản.

Cám cảnh cô gái tâm thần sinh con với kẻ bạc tình

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
P là một cô gái tâm thần, suốt 27 năm qua, được vòng tay của người mẹ nghèo che chở. Sau một cái tết về thăm quê, P bị người đàn ông đã có vợ con, ngụ cùng ấp dụ dỗ quan hệ tình dục đến mang thai.