Tài sản thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 08/06/2022 | 13:02
0
Việc phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn. Đây cũng là nguyên nhân khiến hoạt động này diễn ra chậm chạp thời gian qua.

Các đại biểu Quốc hội chất vấn việc để thất thoát đất đai, vốn khi chuyển đổi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sáng 8/6.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (đoàn Tp.HCM) đặt câu hỏi về rà soát sắp xếp xử lý nhà đất, cổ phần hoá nhiều khó khăn, kéo dài do pháp lý đất đai phức tạp, đặc biệt là xác định lợi thế giá trị, quyền sử dụng đất với đất thuê hằng năm... khi xác định giá trị khởi điểm theo Nghị định 32. "Bộ trưởng nhận diện thế nào, giải quyết ra sao. Biện pháp gì để đẩy nhanh thoái vốn Nhà nước?", bà hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình), đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) cũng đặt vấn đề về vướng mắc trong sắp xếp, xử lý đất đai của doanh nghiệp Nhà nước có diện tích đất lớn, tại nhiều địa phương. Liệu đây có phải nguyên nhân chính gây vướng mắc trong thoái vốn, cổ phần hoá hay không?

Tiêu điểm - Tài sản thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

Đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình) đặt câu hỏi tại phiên thảo luận (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính cho biết, việc phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong quá trình này. Đây cũng là nguyên nhân khiến hoạt động cổ phần hóa diễn ra chậm chạp thời gian vừa qua.

Cụ thể, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, UBND các tỉnh được giao thẩm quyền phê duyệt phương án, tuy nhiên việc phê duyệt phương án này hiện nay diễn ra rất chậm.

Trong năm 2021, cả nước chỉ thực hiện bán vốn được 18 doanh nghiệp và cổ phần hóa 4 doanh nghiệp, tổng số thu ngân sách là hơn 4.400 tỷ đồng. “Đây là vấn đề mà luật pháp cũng cần hoàn thiện”, Bộ trưởng Phớc nêu.

Bộ trưởng cũng cho biết thêm, theo nghị định của Chính phủ, nếu tài sản của doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với đất mà thuê hàng năm thì không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, nhưng nếu nộp tiền đất một lần thì được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Ông cho rằng đây cũng là một lỗ hổng cần được xem xét lại để đảm bảo sau khi cổ phần hóa đất đai không bị thất thoát.

Bộ trưởng Phớc cho biết, thời gian qua đã có nhiều đất đai bị thất thoát thông qua việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước như Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn; Tổng Công ty Công nghiệp Tân Thuận… Qua các vụ án xảy ra, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Theo đó, khi UBND tỉnh phê duyệt thì đất là đất thuê, doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất 1 lần với thời hạn sử dụng 50 năm sau, nhưng khi chuyển qua doanh nghiệp cổ phần thì lại xin UBND tỉnh, thành phố phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đó tạo ra thất thoát, tài sản của Nhà nước, chuyển qua tư nhân.

Tiêu điểm - Tài sản thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai (Hình 2).

Cốt lõi chậm cổ phần hóa là do vướng mắc chuyển mục đích sử dụng đất và thất thoát thường xảy ra vấn đề này (Ảnh: Hữu Thắng).

Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh, nếu đánh giá, xem xét việc sửa các quy định liên quan hoạt động này là đúng thì sẽ tiến hành sửa để đảm bảo phát triển một cách bền vững và lâu dài.

Theo đó, doanh nghiệp Nhà nước nếu sử dụng đất là đất thuê trả tiền hàng năm để kinh doanh thì khi chuyển qua là doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân vẫn phải sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt trong phương án sử dụng đất.

Nếu không có nhu cầu sử dụng thì trả lại, Nhà nước sẽ thanh toán tiền thuê đất cho doanh nghiệp và tổ chức đấu giá để thu về ngân sách. Theo Bộ trưởng điều này sẽ giúp địa tô chênh lệch không rơi vào túi doanh nghiệp mà do Nhà nước điều tiết.

“Quy định này sẽ thúc đẩy được năng lực của nền kinh tế. Cổ phần hóa là để nâng cao năng lực của doanh nghiệp chứ không phải sau cổ phần hóa để giải tán doanh nghiệp, giải tán công nhân, bán máy móc thiết bị, lấy khu đất này để bán lấy địa tô chênh lệch chuyển qua đất ở”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nếu làm được các mục tiêu trên, Bộ trưởng cho rằng năng lực của nền kinh tế, sức mạnh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên, đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp nhìn những khu đất thương mại để tham gia cổ phần hóa.

Bộ trưởng Tài chính: "Quyền quyết định về giá SGK là các nhà xuất bản"

Thứ 4, 08/06/2022 | 10:51
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trước các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về giá sách giáo khoa.

Cảng Hải Phòng: 8 năm sau cổ phần hoá vẫn xử lý “treo” khối tài sản 280 tỷ đồng

Chủ nhật, 27/03/2022 | 08:09
Dù được cổ phần hoá từ tháng 7/2014, cho đến nay Cảng Hải Phòng chưa được phê duyệt phương án xử lý đối với các tài sản cầu số 4, số 5 và bãi container Cảng Chùa Vẽ.

Cổ phần hóa chậm do doanh nghiệp có tài chính phức tạp, nhiều đất đai

Thứ 5, 24/03/2022 | 11:17
Theo Bộ KH&ĐT, mục tiêu của cổ phần hóa không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN mà phải là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng.
Cùng tác giả

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.

Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ kỷ lục kể từ khi niêm yết

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:13
Quý I/2024, Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ sau thuế 158 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục báo lỗ, tiền mặt chỉ hơn 16 tỷ đồng

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:47
Kết quả kinh doanh quý I/2024 của Dầu khí Nam Sông Hậu biến động mạnh khi doanh thu giảm 88%, lỗ sau thuế 29 tỷ đồng - nối dài mạch lỗ quý thứ hai liên tiếp.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

Thủ tướng: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thứ 7, 20/04/2024 | 16:05
Thủ tướng nhấn mạnh trong năm nay phải củng cố năng lực truyền tải điện, tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Cùng chuyên mục

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.