Khủng long Tyrannosaurus sống vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 65 triệu năm và từng thống trị khắp Bắc Mỹ. Chúng rất to lớn, cao hơn 6 mét và có thể nặng hơn 8 tấn, với phần đầu khổng lồ. Hóa thạch hộp sọ lớn nhất của Tyrannosaurus được ghi nhận cho đến nay có chiều dài 1,54 mét. Nó có chiếc đuôi dày và nặng để giữ thăng bằng cho đầu.
Loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus có chi trước rất nhỏ.
Tyrannosaurus là một loài khủng long đi bằng hai chân, để nâng đỡ cơ thể to lớn của nó, các chi sau của chúng cũng khá cao và to, nhưng chi trước lại trái ngược hoàn toàn với chi sau khi khá ngắn và không tương thích với tầm vóc của nó, thậm chí có chút lố bịch. Vậy tại sao điều đó xảy ra, và tác dụng chi trước của nó ra sao? Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết xung quanh đặc điểm này.
Trước tiên chúng ta hãy làm rõ rằng những chi nhỏ của Tyrannosaurus không giúp ích nhiều trong việc săn mồi bởi vì nó quá ngắn so với cơ thể và hoàn toàn không thể chạm tới con mồi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tuy chi trước nhỏ nhưng sức mạnh của chúng lại không phải vậy. Điều này tạo ra một lớp đầy bí ẩn của chi trước, bởi nếu nó thực sự vô dụng thì tại sao lại mạnh như vậy?
Trên thực tế, khi các nhà sinh học tiến hóa suy đoán về công dụng cụ thể của một đặc điểm sinh lý trên một sinh vật, họ thường giải thích nó xoay quanh hai khía cạnh: cần thiết cho sự sống còn, hoặc do giới tính để thu hút bên khác giới. Đây cũng là điểm tựa để đưa ra giải thích cho thiết kế chi trên Tyrannosaurus.
Chi nhỏ giúp khủng long Tyrannosaurus không ăn nhầm "đồng đội".
Về khả năng sinh tồn, một số nhà cổ sinh vật học tin rằng chi trước ngắn này đã tiến hóa để ngăn chặn “đồng đội” cắn đứt nó. Nhiều người có thể không biết rằng những loài khổng lồ như Tyrannosaurus là loài động vật ăn uống theo bầy chứ không phải săn thịt một mình và bảo vệ thức ăn một cách quyết liệt. Vì vậy, chúng bị coi là “kẻ ăn xác thối” mà không phải là săn mồi đỉnh cao.
Xét về lực cắn cực lớn của những con khủng long này, nếu chi trước của chúng đủ dài, rất có thể chúng sẽ bị đồng đội cắn đứt khi ăn cùng nhau. Nói cách khác, chi trước của khủng long gây ra một số trở ngại cho sự sinh tồn của chúng. Nhưng quan trọng hơn, chi trước nhỏ như vậy không có tác động tiêu cực nào đến sự sống sót của loài khủng long này.
Lực cắn của Tyrannosaurus có thể lên đến 6 tấn.
Khủng long có chi trước nhỏ về cơ bản là loài khủng long ăn thịt “theropod”. Mọi người sẽ thấy rằng ngoài chi trước nhỏ, đầu của chúng thường to không cân đối. Sở dĩ như vậy là do nhóm khủng long này có tính chuyên môn cao, chúng chủ yếu dựa vào lực cắn và chiếc cổ khỏe để săn mồi, chúng cắn con mồi bằng miệng sau đó dùng lực ở cổ lắc mạnh con mồi để ăn, thay vì sử dụng lực đẩy của chi trước. Khủng long Tyrannosaurus được đánh giá là loài động vật có lực cắn mạnh nhất từ trước đến nay trên cạn, với lực cắn lên tới 6 tấn.
Để cung cấp đủ lực cắn, những con khủng long ăn thịt này cần phát triển đủ cơ bắp và để hỗ trợ cho những cơ bắp này, đầu của chúng trở nên rất to.
Rất nhiều suy đoán liên quan đến chi trước của Tyrannosaurus chưa thể có lời giải đáp.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng chi trước của loài khủng long này có những công dụng khác chứ không hề vô dụng, đặc biệt là liên quan đến hành vi giao phối. Ngoài ra, còn một số giả thuyết cho rằng nó giúp khủng long đứng dậy khi ngã, đào tổ và thậm chí là…. chải chuốt.
Trên thực tế, rất khó để suy ra chức năng cụ thể của chi trước từ các ghi chép hóa thạch, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết những con khủng long này dùng chi trước để làm gì, nhưng quả thực nó rất dễ khơi dậy sự tò mò của giới khoa học.
Kiến Tường