Tài xế tố bị

Tài xế tố bị "trù dập", chiết khấu vô lý: Những câu hỏi không được Now trả lời

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 29/04/2021 | 10:46
0
Đại diện của Now đã không trả lời các câu hỏi liên quan đến mức chiết khấu vô lý, có động thái "trù dập" tài xế và đo khoảng cách bị lệch km.
Tiêu dùng & Dư luận - Tài xế tố bị 'trù dập', chiết khấu vô lý: Những câu hỏi không được Now trả lời

Now né tránh nhiều câu hỏi liên quan đến bức xúc của tài xế.

Xoay quanh những bức xúc của tài xế về chính sách đơn ghép, chiết khấu, lệch khoảng cách khi giao hàng, đại diện Now đã có hồi đáp đến Người đưa tin Pháp luật.

Về chính sách đơn ghép, Now cho biết đã đã nhận được các phản hồi của tài xế liên quan đến tính năng ghép đơn trên ứng dụng gây trễ giao hàng, khoảng cách lấy hàng giữa các đơn không hợp lý, gây phiền phức cho người dùng.

Công ty này cho biết đang giải quyết “các yếu tố tác động đến tính năng ghép đơn như thời tiết, lượng đơn hàng, vị trí quán ăn, số lượng tài xế, nhu cầu của người đặt… bằng đội ngũ chăm sóc khách hàng cũng như các giải pháp công nghệ phù hợp”.

Về phản ứng của tài xế khi hiển thị về tiền thưởng bị ảnh hưởng, Now xác nhận đã xảy ra lỗi hệ thống dẫn đến hiệu suất dịch vụ của tài xế hiển thị trên ứng dụng NowDriver chưa chính xác.

Ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc, công ty đã nhanh chóng kiểm tra, khắc phục lỗi và ngay sau đó Now đã gửi thông báo tới tài xế để xin lỗi về sự cố này. Hiệu suất dịch vụ của tài xế đã được Now điều chỉnh và tiền thưởng cũng đã được trả đầy đủ.

“Now khẳng định, không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào của tài xế bị sai sót do sự cố này. Thêm vào đó, tài xế giờ đây có thể hoàn toàn chủ động trong việc có nhận đơn ghép hay không, với trường hợp không nhận đơn ngay từ đầu, hiệu suất giao hàng sẽ không bị ảnh hưởng”, công ty phản hồi với phóng viên.

Về việc tài xế nói rằng mỗi khi có chính sách mới, Now chỉ thông báo mà không lắng nghe ý kiến, đại diện của Now cho biết, các cập nhật về chính sách sẽ luôn được thông báo kịp thời đến tài xế trước khi áp dụng. “Chúng tôi luôn lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến phản hồi từ các đối tác của chúng tôi, bao gồm tài xế, khách hàng và quán ăn”, phía Now nói.

Về các quyền lợi của tài xế, đại diện Now cho hay: “Công ty luôn xem tài xế là đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển, chúng tôi đã và đang tích cực duy trì và mở rộng hơn nữa các chương trình chăm sóc tài xế như bảo hiểm 24/7 cho các tài xế gắn bó lâu dài với công ty, hỗ trợ tài xế có hoàn cảnh khó khăn về gia đình, bệnh tật, thiên tai...và triển khai các hoạt động phúc lợi cho các tài xế vào các dịp lễ đặc biệt. Bên cạnh đó, chúng tôi liên tục cải tiến các chương trình chăm sóc tài xế dựa trên nhu cầu của đối tác tài xế”.

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi của PV Người Đưa Tin Pháp luật liên quan đến quyền lợi tài xế và những bất cập khác trong quy trình giao hàng lại không được vị này nhắc đến hay đưa ra câu trả lời thoả đáng. 

Tiêu dùng & Dư luận - Tài xế tố bị 'trù dập', chiết khấu vô lý: Những câu hỏi không được Now trả lời (Hình 2).

Những bức xúc của tài xế và người dùng ứng dụng Now

Trước đó, trao đổi với PV, nhiều tài xế Now cho biết đơn vị này có hành động tra ID và giam đơn của các tài xế phản đối chính sách của công ty. Những thắc mắc về việc đo khoảng cách trên ứng dụng không chính xác, thường bị lệch km so với thực tế, gây thiệt thòi cho tài xế cũng được gửi tới Now nhưng công ty đều không nhắc đến trong phần trả lời của mình.

Việc Now lấy chiết khấu đơn ghép nhiều hơn đơn thường của tài xế, thu phí giao hàng tận cửa 5.000đ và phí dịch vụ sau 10h đêm là 10.000đ không chia cho tài xế... cũng là những câu hỏi mà phía Now không trả lời.

Trước đó, trả lời trên một số tờ báo khác, Now cũng nói chung chung, không đi vào trọng tâm nhiều câu hỏi. 

Đây không phải lần đầu tiên tài xế cộng tác với Now bức xúc, “cảm thấy khó hiểu khi ý kiến mãi nhưng công ty không có động tĩnh”. Năm ngoái, giữa tình hình khó khăn dịch bệnh, Now cũng bất ngờ thay đổi chính sách về điểm thưởng của tài xế theo hướng thiệt thòi hơn, khiến hàng trăm tài xế đã đến trụ sở công ty đình công phản đối. Nhưng đã không có nguyện vọng nào phía tài xế được ghi nhận cho đến nay.

Về chính sách ghép đơn lần này, nhiều tài xế phải dùng tài khoản ẩn danh trên Facebook để viết bài kêu gọi cộng đồng mạng gây sức ép, Now khi đó mới có động thái chịu thay đổi.

Điều này khiến nhiều tài xế cho rằng Now chỉ sợ bị người dùng tẩy chay, còn ý kiến của họ thì không được coi trọng. Bởi vậy, ngay cả việc đòi quyền lợi giờ đây cũng khiến nhiều tài xế ngán ngẩm, mệt mỏi.

Một số tài xế chọn chấp nhận mọi sắp đặt của công ty để yên ổn kiếm tiền, thay vì đòi hỏi những thứ mà họ cho rằng là viển vông, không thể đạt được. Một số khác chạy theo thời vụ hoặc chuyển sang nền tảng khác như Baemin.

Tiêu dùng & Dư luận - Tài xế tố bị 'trù dập', chiết khấu vô lý: Những câu hỏi không được Now trả lời (Hình 3).

Quan điểm của một số khách hàng.

Hiện tại, các bài viết trên Facebook kêu gọi tẩy chay Now đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt tương tác và bình luận. Nhiều ý kiến tiêu cực hướng về Now không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của tài xế mà còn nói đến nhiều nỗi bức xúc của khách hàng. Phía công ty đã không bình luận về câu hỏi, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng thế nào sau những tranh cãi vài tuần qua.

Thị trường giao đồ ăn Việt hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Các nền tảng khác đang thu hút tài xế và người dùng bằng những ưu đãi lớn để giành miếng bánh thị phần. Now đang được coi là nền tảng được ưa dùng nhiều nhất ở Việt Nam, ngang bằng với Grab Food.  

Với quy mô và uy tín của công ty, việc né tránh trả lời những câu hỏi báo chí về quyền lợi của tài xế và khách hàng, như có hay không mức chiết khấu vô lý, “trù dập" tài xế - Now đang cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, cũng như lập lờ giữa việc nói và làm.

Mặc dù nhiều lần nhấn mạnh phía công ty “luôn lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến phản hồi từ các đối tác, bao gồm tài xế, khách hàng và quán ăn”, nhưng khi có các phản hồi, công ty lại né tránh trả lời.

Người Đưa Tin Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Tag: giao hàng

[Info] "Khốc liệt" thị trường giao đồ ăn: Grab Food-Now chia nhau ngôi vương, Baemin nhảy vọt thần kỳ

Thứ 4, 28/04/2021 | 07:26
Sau một năm biến động vì Covid-19, Now đã vươn lên thống trị thị trường giao đồ ăn cùng Grab Food. Nhưng Baemin mới là ứng dụng phát triển đáng kinh ngạc.

Vì sao nhiều khách hàng "quay lưng" với Now trước cả khi bị tẩy chay?

Thứ 7, 24/04/2021 | 07:55
Nhiều khách hàng cho biết đã ngừng sử dụng Now từ trước khi có làn sóng kêu gọi tẩy chay vì nền tảng này không tiện ích và có nhiều khuyến mãi như trước.

Now và chuyện tẩy chay không của riêng ai: "Trả tôi tiền mồ hôi nước mắt”

Thứ 5, 22/04/2021 | 13:52
Biểu tình, tưới xăng tự thiêu chỉ là một trong số nhiều cách đấu tranh của giới tài xế với các hãng giao đồ ăn công nghệ.

[E] Nhìn lại vụ tẩy chay Now: Sau cùng “người thua cuộc” vẫn là tài xế

Thứ 5, 22/04/2021 | 10:17
Tài xế đấu tranh, Now đã nhượng bộ. Nhưng cuộc chiến sẽ không kết thúc. “CEO của Now giống người làm chính trị hơn là doanh nhân”, một tài xế ví von.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Năm 2023 có 8 các doanh nghiệp được phân giao nhập khẩu 107.000 tấn đường

Thứ 4, 29/11/2023 | 06:19
Tổng lượng đường năm 2023 được phân giao theo phương thức đấu giá là 107.000 tấn, chiếm tỉ lệ 89,92% trên tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu công bố năm 2023.

Hoàn thành dự án Đường dây 110kV Duy Xuyên – Hội An trong tháng 12

Thứ 3, 28/11/2023 | 20:09
Đây là yêu cầu của ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch tỉnh UBND Quảng Nam đối với với dự án có tổng mức đầu tư 226 tỷ chậm tiến độ thời gian dài.

"Điều chỉnh giá dịch vụ gửi xe là hoàn toàn phù hợp"

Chủ nhật, 26/11/2023 | 13:53
Quyền GĐ điều hành Công ty MHL khẳng định, việc điều chỉnh giá dịch vụ gửi xe tại tòa nhà Artemis số 3 Lê Trọng Tấn là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.

Khánh Hòa xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc

Thứ 6, 24/11/2023 | 16:00
Được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp cho yến sào Khánh Hòa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới, mang lại giá trị kinh tế cao.

Lâm Đồng: Người trúng đấu giá thuê Nhà hàng Thủy Tạ xin rút lui

Thứ 5, 23/11/2023 | 22:47
Người trúng đấu giá thuê Nhà hàng Thủy Tạ, Tp.Đà Lạt với số tiền lên tới hơn 15,1 tỷ đồng/năm xin rút lui.
     
Nổi bật trong ngày

Năm 2023 có 8 các doanh nghiệp được phân giao nhập khẩu 107.000 tấn đường

Thứ 4, 29/11/2023 | 06:19
Tổng lượng đường năm 2023 được phân giao theo phương thức đấu giá là 107.000 tấn, chiếm tỉ lệ 89,92% trên tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu công bố năm 2023.

Giá vàng 28/11: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng

Thứ 3, 28/11/2023 | 09:56
Sáng 28/11, giá vàng thế giới tăng thêm 4 USD/ounce, lên 2.016 USD/ounce. Trong nước, giá vàng cũng được các công ty vàng bạc đá quý tiếp tục điều chỉnh tăng giá.

Bến Tre phấn đấu đạt 20.000ha dừa hữu cơ vào năm 2025

Thứ 3, 28/11/2023 | 15:32
Năm 2023, Bến Tre phát triển thêm 921,2ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa hữu cơ lên 18.121ha. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển lên 20.000ha dừa hữu cơ.

Hoàn thành dự án Đường dây 110kV Duy Xuyên – Hội An trong tháng 12

Thứ 3, 28/11/2023 | 20:09
Đây là yêu cầu của ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch tỉnh UBND Quảng Nam đối với với dự án có tổng mức đầu tư 226 tỷ chậm tiến độ thời gian dài.