Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Vân lựa chọn dùng thương thay vì dùng đao

Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Vân lựa chọn dùng thương thay vì dùng đao

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 6, 20/03/2020 06:00

Cuộc đời Triệu Vân gắn liền với nhiều điển tích, giai thoại nổi tiếng không chỉ riêng lúc còn sống mà ngay cả lúc chết. Dưới đây là một giai thoại về việc bái sư học võ của ông.

Triệu Vân (? – 229), tự Tử Long, là một danh tướng sống vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, ngày nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (phía bắc Trung Quốc).

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Vân lựa chọn dùng thương thay vì dùng đao

Triệu Vân hay Triệu Tử Long là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.

Sinh thời, Triệu Tử Long không chỉ khiến người đời nể phục với võ nghệ cao cường, năng lực tác chiến xuất chúng mà còn nổi danh nhờ lòng trung thành và tinh thần tận trung vì nước hiếm có. Ông cũng là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán, cả đời cúc cung tận tụy cho đại nghiệp của tập đoàn chính trị này.

Trong chính sử, tư liệu ghi chép lại về ông tương đối ít nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Triệu Vân lại được miêu tả cực kỳ hùng tráng. Không chỉ võ nghệ cao cường, lãnh binh tác chiến dũng mãnh, mà cả trí tuệ và nhân phẩm đều gần như hoàn hảo.

Triệu Vân được gọi là Thường Sơn tướng quân, cả đời chinh chiến hầu như bất bại, cầm thương chiến đấu đến khi bệnh già mà mất, kết cục hoàn mỹ.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, hình ảnh Triệu Vân cầm trường thương, khoác giáp bạc, cưỡi bạch mã uy phong lẫm liệt. Nhiều lần xuất trận giúp xoay chuyển tình thế cứu thoát Lưu Bị khỏi thời điểm nguy nan, ngoài ra La Quán Trung còn dành cho Triệu Vân những dòng tuyệt đẹp như: "...Ngọn thương của Vân múa, khi lên khi xuống thấp thoáng như cành hoa lê bay, lộn trước lộn sau tơi bời như hạt mưa tuyết toả. Trương Cáp, Từ Hoảng trông thấy rụng rời hết vía, không dám ra địch...", hoặc: "...Vân đi đến đâu, trên đầu phấp phới tung bay lá cờ đề bốn chữ Thường Sơn Triệu Vân. Quân Nguỵ trông thấy, lại nhớ đến trận Đương Dương Trường Bản, biết là anh hùng vô địch. Một đồn mười, mười đồn trăm, mũi thương của Vân trỏ vào chỗ nào, chỗ ấy chỉ còn biết rẽ nhau ra mà chạy...", đủ để thấy tài năng võ nghệ hơn người của Triệu Vân.

Triệu Vân gặp được cao nhân chỉ điểm

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Vân lựa chọn dùng thương thay vì dùng đao (Hình 2).

Triệu Vân đơn thương độc mã cứu Ấu chúa.

Có một giai thoại trong dân gian kể lại rằng, ngay từ nhỏ Triệu Vân đã đam mê và chăm chỉ tập luyện võ thuật, tuy nhiên chưa tìm cho mình được một người thầy ưng ý. Vào năm 18 tuổi, chàng trai Triệu Vân quyết định rời xa quê nhà để nâng cao trình độ võ thuật.

Triệu Vân đi, đi mãi suốt 20 ngày tới núi Thái Hàng, khi tới núi Tây Dương Cao thì mệt nhoài, ngồi nghỉ, rồi tìm một nơi trú đỡ để ngày mai lên đường. Tại đây Triệu Vân đã gặp được một cao thủ tuyệt đỉnh, nằm ngủ vắt vẻo trên thân cây, khi rớt xuống cành cây khác vẫn ngủ ngon lành như không có chuyện gì.

Triệu Vân đã xin được làm đồ đệ của võ sư này, và nhờ sự thành tâm, lễ độ với bậc tiền bối mà Triệu Vân được nhận làm đồ đệ. Lão ông râu trắng này không ai khác chính là Bích Vân Đại sư chùa Huyền Chung trên núi Thái Hàng.

Triệu Vân hồ hởi theo sư phụ lên núi, ngay trong đêm ông đã truyền dạy sử dụng ảo bí kỹ xảo, cách công, cách phòng của thập bát ban binh khí về đao, thương, kiếm, kích cho Triệu Vân nghe.

Đến ngày thứ 82 thì Triệu Vân được Bích Vân Đại sư khuyên nên dùng thương thay vì luyện đao. Cũng kể từ đó, Triệu Vân miệt mài tập luyện cùng cây thương. Thấm thoắt đã được hai năm hai tháng, tay thương của Triệu Vân đã luyện tới mức lô hỏa thuần thanh, biến hóa tuyệt vời. Vào một sáng mùa thu trời trong khí mát, Triệu Vân từ biệt Bích Vân sư truyền, dấn bước vào thiên hạ.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Lý do Triệu Vân lựa chọn dùng thương thay vì dùng đao (Hình 3).

Triệu Vân được Bích Vân Đại sư khuyên nên dùng thương thay vì luyện đao.

Triệu Vân ban đầu vốn đi theo Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp giao hảo cùng Công Tôn Toản. Ngay từ những ngày ấy, Triệu Vân đã từng không ít lần được Lưu Bị "mượn dùng" để đi đánh giặc cùng mình. Mối quan hệ của hai người nhờ đó mà dần trở nên thân thiết. Sau này Triệu Vân đã được Lưu Bị thu nhận vào tập đoàn chính trị của mình.

Triệu Vân được nhận định là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên ông chỉ được phong chức Dực Quân tướng quân. Đương thời, chức vụ của Triệu Vân còn không bằng Ngụy Diên, thật khiến cho người ta lấy làm cảm thán. Văn võ song toàn như vậy nhưng sự nghiệp của Triệu Vân lại khá lận đận. Ông không có nhiều quyền lợi, tước vị hay được chỉ huy hàng vạn binh mã như Quan Vũ, Trương Phi ở thời điểm đó.

Dù sao, khi Lưu Thiện lên ngôi, Triệu Vân ít nhiều được thăng tiến. Nhưng chưa tận hưởng bổng lộc được bao lâu thì ông qua đời năm 229. Nhưng mãi đến năm 261, trước sức ép của đại tướng Khương Duy, Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình hầu.

Video: Triệu Vân phá trận.

Triệu Vân phá trận.

Quốc Tiệp (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.