Tăng cường “sức khỏe" tài chính: Kỹ năng cần trong mọi hoàn cảnh

Tăng cường “sức khỏe" tài chính: Kỹ năng cần trong mọi hoàn cảnh

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 4, 24/11/2021 18:50

Theo TS Võ Đình Trí, sức khỏe tài chính cũng giống như sức khỏe thể chất. Khi đã hình thành được thói quen tốt, sẽ mạnh mẽ lên theo thời gian.

Covid - nhân tố quan trọng thúc đẩy tư duy tài chính

Trong khuôn khổ toạ đàm “Thẻ Xanh Tài Chính” diễn ra chiều 24/11, TS Võ Đình Trí - Chuyên gia tài chính kinh tế, Giảng viên Đại học kinh tế HCM và IPAG Business School Paris Pháp nhận định: “Tuy Covid có thể làm giảm thu nhập của chúng ta ở một mặt nào đó, nhưng đó cũng là lực đẩy khiến chúng ta tìm kiếm những nguồn thu nhập mới, thay đổi tư duy về tài chính cá nhân (TCCN)”.

Tài chính - Ngân hàng - Tăng cường “sức khỏe' tài chính: Kỹ năng cần trong mọi hoàn cảnh

TS Võ Đình Trí - Chuyên gia tài chính kinh tế, Giảng viên Đại học kinh tế HCM và IPAG Business School Paris, Pháp đã có những chia sẻ trong buổi toạ đàm do Vnexpres tổ chức chiều 24/11.

Về vấn đề này, ở góc độ một người quản lý ngân hàng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bà Nguyễn Thị Loan - Giám đốc Phân khúc Khách hàng, Ngân hàng bán lẻ MSB cho rằng khó khăn thực tế về mặt tài chính mà chúng ta phải đối mặt trong thời gian 2 năm vừa qua và giai đoạn phục hồi là rất nhiều.

Có thể dễ dàng nhận thấy từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như câu chuyện thất nghiệp, cắt giảm lương từ đội ngũ người lao động. Sở dĩ có những khó khăn này, ngoài những lí do khách quan, còn lí do chủ quan không thể không nhắc tới là người dân chưa chuẩn bị trước nguồn tiền dự phòng.

Tài chính - Ngân hàng - Tăng cường “sức khỏe' tài chính: Kỹ năng cần trong mọi hoàn cảnh (Hình 2).

Bà Nguyễn Thị Loan - Giám đốc Phân khúc Khách hàng, Ngân hàng bán lẻ MSB

Đặc biệt, người dân hay doanh nghiệp vay vốn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hằng tháng cho ngân hàng, vậy nên họ phải có những phương án để thích ứng và ứng phó với tình hình.

Bên cạnh đó, Covid cũng là khoảng thời gian tạo ra sự dịch chuyển hình thức mua sắm của đại đa số, từ trực tiếp sang hình thực trực tuyến, phi tiền mặt nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người thực sự hiểu và thích nghi được với những hình thức mới này, nên vẫn có những khó khăn nhất định.

Do vậy, việc nhận thức và triển khi những phương án về quản lý, đầu tư tài chính trong giai đoạn này là hết sức quan trọng để nắm được cơ hội phục hồi kinh tế cho mỗi cá nhân.

Cách nào để nâng cao thu nhập cá nhân?

Theo ông Trí, với bối cảnh hiện tại, gia tăng thu nhập, nhưng chúng ta vẫn cần nghĩ đến hai trường hợp thị trường thay đổi theo tình hình dịch bệnh.

Thứ nhất, Covid có thể kéo dài nhưng không thể mãi mãi, kinh tế sẽ phục hồi. Có những ngành nghề sẽ phát triển và phục hồi, người lao động cũng sẽ phát triển theo, nguồn thu nhập cá nhân có thể mở rộng hơn.

Bên cạnh đó, Covid thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số, nên các dịch vụ tiết kiệm, đầu tư ngân hàng, bảo hiểm, chuyển khoản sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, giúp tối ưu và kết nối nhiều dịch vụ tài chính, hỗ trợ rất nhiều cho người tiêu dùng.

Tài chính - Ngân hàng - Tăng cường “sức khỏe' tài chính: Kỹ năng cần trong mọi hoàn cảnh (Hình 3).

Covid thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số, giúp tối ưu và kết nối nhiều dịch vụ tài chính, hỗ trợ rất nhiều cho người tiêu dùng.

Trường hợp thứ hai, dịch bệnh được kiểm soát. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng và sử dụng mạnh mẽ hơn nữa các ứng dụng dịch vụ liên quan chuyển đổi số, từ việc mua hàng hoá trực tuyến, mua online, thanh toán phi tiền mặt, đến thị trường việc làm tăng nguồn thu cho các bạn trẻ trên các nền tảng số là không thiếu.

Về vấn đề này, cũng cần xuất phát từ chính khả năng của các bạn trẻ. Các bạn nên tự hỏi mình rằng với khả năng đó, mình có thể tăng thêm được thu nhập nữa hay không. 

Bất kỳ một công việc, hay vị trí nào đó cũng luôn luôn có cách để ta đạt được nguồn thu nhập cao hơn bằng chuyên môn và kỹ năng của mình. Thậm chí, ngay cả ở những ngành nghề khác cũng sẽ có mảng liên quan. 

Cần nhận thức được thị trường, khi mình có một kỹ năng có thể cung cấp, bán thì chắc chắn sẽ có người mua. 

Dịch chuyển cơ cấu chi tiêu từ 50/30/20 sang 50/50

Theo ông Trí, quản lý TCCN cũng giống như đối với doanh nghiệp, để hiệu quả phải tăng thu giảm chi. Nghĩa là đa dạng nguồn thu nhập và có kế hoạch cho đầu ra. 

Ông ví von, sức khỏe tài chính như sức khỏe thể chất, có duy trì được thói quen thì sức khoẻ sẽ tăng lên theo thời gian. Một khi đã mạnh mẽ thì chúng ta có thể ứng biến trong nhiều hoàn cảnh ở thế chủ động.

Do đó, hãy bắt đầu bằng việc ghi chép rõ ràng dòng tiền gồm thu nhập, chi tiêu, đầu tư bằng nhiều công cụ khác nhau. Bởi mỗi lần ghi lại các khoản, là một lần ta ý thức được vị trí hiện tại dòng tiền của bản thân đang ở trạng thái nào.

Như vậy, sẽ không rơi vào tình trạng chi tiêu mất kiểm soát, vỡ kế hoạch chi tiêu - điều mà chúng ta chỉ nhận ra vào mỗi cuối kỳ tổng kết tài chính.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm, việc chi tiêu tiết kiệm khác với tằn tiện, tiết kiệm là hợp lý, nếu các khoản chi là thiết yếu và là những khoản đầu tư sinh lời vẫn phải chi để gia tăng thu nhập.

Mặt khác, bà Loan lại khuyến nghị làm một bài toán dựa theo tỉ lệ để quản lý TCCN hiệu quả.

Trước đây, theo cách phân bổ truyền thống, tỉ lệ sẽ là 50-30-20, lần lượt với các khoản chi tiêu thiết yếu (nhà ở, ăn uống, học phí…), chi tiêu nâng cao (du lịch, xem phim,...) và tích luỹ (tiết kiệm). 

Thì sau Covid, đặc biệt đối với những bạn trẻ, con số tỉ lệ này là 50-50, một nửa cho chi tiêu thiết yếu và nửa còn lại để nâng cao đời sống và đầu tư tích luỹ qua các kênh như chứng khoán, bảo hiểm… Khi đã biết tối ưu dòng tiền thì sẽ có thể sinh lời một cách an toàn, hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.