Tập đoàn KT (Hàn Quốc) triển khai dự án thí điểm chăm sóc bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tại Việt Nam

Thứ 2, 15/05/2023 08:31

Lần đầu tiên tập đoàn KT (Korea Telecom) triển khai thí điểm ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa tại Việt Nam. Dịch vụ dành riêng cho bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc bệnh mạn tính!

Theo ông Koo Hyun-mo, Tổng giám đốc tập đoàn KT (Korea Telecom) cho biết, tháng 1 vừa qua, tập đoàn đã thành lập công ty TNHH KT Healthcare Vina - pháp nhân phụ trách mảng y tế tại Việt Nam, đồng thời triển khai thí điểm ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa - Dr. Around cho bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đến hết tháng 7 năm 2023.

Ứng dụng chăm sóc y tế cung cấp các dịch vụ:

- Chăm sóc sức khỏe tại nhà qua nền tảng ứng dụng di động.

- Tư vấn chuyên sâu 1:1 với điều phối viên chăm sóc.

- Điều chỉnh chương trình phù hợp cho từng bệnh, từ đó hình thành thói quen phòng tránh và quản lý cho người dùng.

Dự án chăm sóc bệnh nhân ung thư

Hợp tác với Bệnh viện K, tập đoàn KT cung cấp mô hình chăm sóc sau phẫu thuật thông qua nền tảng ứng dụng di động, nhằm tăng cường hồi phục, quản lý các triệu chứng cũng như các tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư và hóa trị. Ngoài ra, ứng dụng cũng lên kế hoạch giúp bệnh nhân hồi phục và ổn định cuộc sống nhanh chóng thông qua việc thường xuyên có một cán bộ y tế tư vấn các nội dung về chăm sóc sau phẫu thuật, tập vận động, tâm lý,… và tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng thực phẩm bổ sung. Dự án sẽ được triển khai thí điểm trên 100 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày, và tiến hành phân tích tỷ lệ hồi phục sức khỏe của người tham gia nghiên cứu sau 12 tuần.

img

Điều phối viên chăm sóc hướng dẫn người nhà bệnh nhân sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật

“Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư ngày càng cao và việc chăm sóc sức khỏe hậu phẫu là rất cần thiết. Việc áp dụng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư được kiểm chứng thông qua dự án thí điểm với Tập đoàn KT, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh nhân ung thư khác nói chung, phục hồi nhanh chóng.” - Ông Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K.

Dự án chăm sóc bệnh nhân bệnh mạn tính

Bên cạnh đó, dự án tập trung chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh đái tháo đường đang được thí điểm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội. Không chỉ phổ biến, đái tháo đường là một bệnh lý khó điều trị nếu phát hiện sau khi các triệu chứng đã trở nặng, vì vậy, KT áp dụng kỹ thuật AI Screening, để dễ dàng phân loại các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao thông qua bộ câu hỏi sàng lọc, từ đó hỗ trợ phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời.

img

Bệnh nhân đăng ký tham gia dự án chăm sóc bệnh nhân mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Dịch vụ chăm sóc 1:1 với điều phối viên chuyên biệt cho từng cá nhân, tạo thói quen sinh hoạt thông qua các hoạt động cốt lõi như đo đường huyết – chế độ ăn – vận động – uống thuốc… Dự án chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường được thí điểm trên 240 người, đồng thời sẽ phân tích mức độ cải thiện sức khỏe của người tham gia sau khi triển khai 12 tuần.

Ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kỳ vọng: “Số lượng nhân viên y tế đang thiếu hụt so với quy mô dân số cao trên 100 triệu người, nếu áp dụng công nghệ thông qua dự án thí điểm với tập đoàn KT, việc quản lý chi phí xã hội đối với bệnh nhân tiểu đường sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.”

Ông Kim Yong Chul, Tổng giám đốc công ty KT Healthcare Vina cũng bày tỏ nguyện vọng: “Tại Việt Nam, Tập đoàn KT có kế hoạch thương mại hóa dịch vụ chăm sóc từ xa cho các bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc bệnh mạn tính trong năm nay, sau khi thí điểm này đạt được những kết quả khả quan”, và “thông qua việc số hóa y tế, Tập đoàn KT sẽ đóng góp nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam.”

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.