Thái quá chính sách hỗ trợ sẽ gây khó cho điều hành chính sách tiền tệ

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 29/12/2021 | 21:03
0
Theo Phó Thống đốc NHNN, việc thái quá các chính sách hỗ trợ còn tạo áp lực lên cân đối nguồn vốn hay chiến lược nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.

Nhiều sức ép, rủi ro cho hệ thống tổ chức tín dụng

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 diễn ra vào chiều 29/12, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch nhưng tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, tổng dư nợ nền kinh tế đạt khoảng 10,38 triệu tỷ đồng, tăng 12,97% so với cuối năm 2020 (tổng vốn huy động của nền kinh tế đạt khoảng 11,23 triệu tỷ đồng, tăng 8,44%); 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng chung của nền kinh tế.

Mặt bằng lãi suất cho vay năm 2021 tiếp tục giảm thêm 0,81%/năm. Trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm).

Sang năm 2022, dịch bệnh diễn biến khó lường với sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu khó dự báo, đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt.

Tài chính - Ngân hàng - Thái quá chính sách hỗ trợ sẽ gây khó cho điều hành chính sách tiền tệ

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (Ảnh: Quang Thương).

Theo Phó Thống đốc, việc mở rộng quy mô tín dụng và thái quá các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất) nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền từ NHNN.

Hơn nữa, điều này còn tạo áp lực không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn cũng như chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong trung-dài hạn cũng như làm méo mó thị trường lãi suất, thị trường tín dụng.

Ngoài ra, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn.

Cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước kết hợp từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy như xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua. Bên cạnh đó, dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Thách thức duy trì nợ xấu ở mức an toàn

Những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt dãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu khoảng 7,31%).

“Điều này khó đảm bảo thực hiện được mục tiêu duy trì tỉ lệ nợ xấu ở mức an toàn, tác động tiêu cực, trực tiếp đến chất lượng tài sản và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng”, ông Tú nhìn nhận.

Ông Tú cũng cho rằng, việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản (huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn), kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, việc ban hành chính sách cơ cấu, giãn hoãn nợ đến hạn hiện nay là giải pháp tình thế, cần thiết trong ngắn hạn nhằm mục tiêu chính là hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (thực chất đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn cũng như tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng), cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn.

Tài chính - Ngân hàng - Thái quá chính sách hỗ trợ sẽ gây khó cho điều hành chính sách tiền tệ (Hình 2).

Theo ông Đào Minh Tú, dịch bệnh kéo dài khiến năng lực tài chính doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn (Ảnh: Phạm Tùng).

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng khó đáp ứng điều kiện vay vốn khiến việc xem xét cho vay mới gặp khó khăn.

Ông Tú cho biết, nếu tạo điều kiện cho khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc nới lỏng điều kiện vay vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu và ngược lại.

Bên cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục bộ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, Phó Thống đốc cho rằng nguồn lực cho các ngân hàng thương mại Nhà nước còn bất cập với vai trò và trách nhiệm thực hiện chính sách, cũng như việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, việc thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách, gói hỗ trợ vừa qua và sắp tới, nhưng các ngân hàng này chưa được NSNN bố trí đủ vốn hoặc chưa được bố trí nguồn cấp bù lãi suất phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng.

Mặt khác, vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng không tương xứng với vai trò, vị thế đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong việc mở rộng tín dụng, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia (điện, BOT giao thông, sân bay, cảng biển,..).

Hoặc mở rộng tín dụng đối với nhiều lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ảnh hưởng đến vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường.

Kiểm soát chặt tiền vào lĩnh vực rủi ro cao như BĐS, chứng khoán

Thứ 4, 29/12/2021 | 20:09
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, ngành ngân hàng cần phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2022.

Chủ tịch BIDV, Agribank lo lắng vì chậm tăng vốn điều lệ

Thứ 4, 29/12/2021 | 18:34
Các lãnh đạo ngân hàng BIDV, Agribank đều cho rằng việc bổ sung vốn điều lệ là hết sức bức thiết, nhất là với các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.

"Bộ giáp" bảo vệ thành quả chuyển đổi số ngân hàng

Thứ 6, 24/12/2021 | 10:00
Chuyển đổi số ngành ngân hàng là một trong những bước ngoặt quan trọng trong năm 2021. Song đi kèm với xu hướng này là những quy cơ về an toàn thông tin.
Cùng tác giả

[Info] Kinh tế quý I/2024: Sản xuất công nghiệp phục hồi, giá vàng biến động mạnh

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:26
Trước bối cảnh biến động, khó lường của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng trong quý I/2024 với mức tăng GDP đạt 5,66% - cao nhất 4 năm trở lại đây.

Điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần: Đảm bảo cân bằng tài chính EVN

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:19
Theo Bộ Công Thương, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện để đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều, gây ảnh hưởng cân bằng tài chính của EVN.

Bộ Công Thương nói về đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá bán xăng dầu

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:10
Dự thảo về Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ tiến gần với cơ chế thị trường, Nhà nước ban hành nguyên tắc công thức giá để thương nhân chủ động quyết định giá bán lẻ.

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:56
Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối, trên cao hoặc đi ngầm.

3 tháng đầu năm 2024, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:47
Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178,04 tỷ USD. Trong bối cảnh đơn hàng khó khăn, Việt Nam vẫn xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Cùng chuyên mục

Giả danh cơ quan thuế để lừa đảo, Lãnh đạo Tổng cục Thuế nói gì?

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:07
Ông Mai Sơn khẳng định không ủy quyền cho bất kỳ cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ. Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp làm lộ dữ liệu theo quy định của pháp luật.

Áp lực chốt lời ngắn hạn hiện hữu, thị trường quay đầu giảm điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:10
Hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm, tuy nhiên vẫn le lói vài ngành ngược dòng tăng điểm như dầu khí, công nghệ, các dịch vụ hạ tầng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính "nhắc nhở" công ty chứng khoán sau sự cố VNDIRECT

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:18
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết sáng ngày 29/3, VNDIRECT đã hoàn thiện cơ bản 4 bước để đi vào hoạt động trở lại.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

SeABank muốn tăng vốn điều lệ lên tối đa 30.000 tỷ đồng

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:38
Theo SeABank, việc bổ sung vốn điều lệ là cơ sở để nâng cao năng lực hoạt động, thúc đẩy quá trình phát triển, tăng năng lực tài chính.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:22
Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư ký giúp việc hội đồng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.