Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục khi năm tài khóa 2021 dần khép lại

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục khi năm tài khóa 2021 dần khép lại

Thứ 4, 15/09/2021 | 07:00
0
Nguyên nhân thâm hụt ngân sách khổng lồ chủ yếu do Chính phủ Mỹ chi tiêu mạnh tay để ngăn chặn những tác động của đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo ngân sách hàng tháng Bộ Tài chính Mỹ vào thứ Hai 13/9, thâm hụt ngân sách Mỹ lũy kế cho đến tháng 8/2021 là 2,71 nghìn tỷ USD. Thâm hụt ngân sách Mỹ đang trên đà trở thành khoản thâm hụt lớn thứ hai trong lịch sử khi năm tài khóa đang dần khép lại (1/10/2020- 30/9/2021).

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách Mỹ

Theo chuyên gia William Hoagland, thuộc Trung tâm Chính sách lưỡng đảng (BPC), khi xảy ra những biến động kinh tế và xã hội chưa từng có thì mức thâm hụt ngân sách cao là tất yếu. Số liệu chênh lệch thu chi mà Bộ Tài chính công bố đã thể hiện rõ tình hình nước Mỹ phải vật lộn với “những làn sóng tấn công” của Covid-19. 

Trong 11 tháng đầu năm tài khóa này, tổng thu Chính phủ Mỹ đạt 3,39 nghìn tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi chính phủ trong 11 tháng qua đạt 6,21 nghìn tỷ USD, thấp hơn 4% so với cùng kỳ tài năm ngoái nhưng vẫn ở mức cao.

Thế giới - Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục khi năm tài khóa 2021 dần khép lại

Các tờ tiền 1 USD được đưa qua máy in tại Cục Hoa Kỳ Khắc và In ấn (BEP) năm 2015 ở Washington D.C. ẢNH: NPR.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mức thâm hụt khổng lồ trong 2 năm tài khóa liên tiếp là do các khoản chi tiêu mạnh tay của Washington để phòng chống và ngăn chặn những tác động do Covid-19.

Điển hình phải kể tới là gói chi tiêu 2.200 tỷ USD theo Đạo luật CARES được tiến hành từ tháng 3/2020- 3/2021 nhằm cung cấp các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung cho người lao động tạm nghỉ việc do đại dịch và các khoản vay trợ cấp cho doanh nghiệp. Tiếp đó là gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD tháng 12/2020 giúp chính phủ Donald Trump tránh nguy cơ đóng cửa vì cạn kiệt ngân sách. Và gần đây là gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của chính phủ Biden tháng 3/2021 nhằm kéo dài sự hỗ trợ của Đạo luật CARES.

Theo CNBC, những khoản chi lớn ​​dành cho các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế và dịch vụ nhân sinh cũng đã góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong năm tài khóa vừa qua.

So sánh với mức thâm hụt kỷ lục năm ngoái

Như vậy, thâm hụt ngân sách trong 11 tháng đầu năm tài khoá này thấp hơn 9,9% so với mức thâm hụt cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 8/2021, thâm hụt ngân sách tổng cộng là 170,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với thâm hụt tháng 8/2020, đạt 200 tỷ USD.

Sự cải thiện mức thâm hụt ngân sách năm nay là do những dấu hiệu phục hồi kinh tế tích cực gần đây từ cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch. Hàng triệu người lao động Mỹ đã có thể đi làm trở lại, thu nhập cá nhân và lợi nhuận doanh nghiệp đã tăng. 

Nhiều chuyên gia kinh tế và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cho rằng, phục hồi tăng trưởng kinh tế phải là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới cần quan ngại tới vấn đề thâm hụt ngân sách. 

Thế giới - Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục khi năm tài khóa 2021 dần khép lại (Hình 2).

Tổng thống Joe Biden giới thiệu kế hoạch chống đại dịch Covid tại Nhà Trắng, Washington vào ngày 21/01/2021. ẢNH: REUTERS.

Dự đoán về triển vọng tài khóa của Mỹ

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa trước khi năm tài khóa 2020-2021 của Mỹ kết thúc, mức thâm hụt ngân sách có thể còn tiếp tục tăng cao hơn nhưng không quá nhiều.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo thâm hụt ngân sách năm nay khoảng 3 nghìn tỷ USD, thấp hơn mức thâm hụt kỷ lục 3,13 nghìn tỷ USD được thiết lập vào năm ngoái. Tính theo quy mô kinh tế, thâm hụt ngân sách 2021 của Mỹ dự báo ở mức 13,4% tổng sản phẩm quốc nội GDP, mức cao thứ hai kể từ năm 1945.

Theo Nancy Vanden Houten, nhà kinh tế học tại Công ty định lượng và dự báo toàn cầu Oxford Economics, cho biết thâm hụt năm tài chính 2022 có thể sẽ giảm xuống còn 1,43 nghìn tỷ USD, thấp hơn một nửa thâm hụt hai năm tài khóa trước đó.

Bà giải thích sự cải thiện sẽ đến từ việc kết thúc các chương trình hỗ trợ Covid và bức tranh nền kinh tế dần phục hồi tươi sáng hơn. 

Phạm Thu Thanh (theo AP)

Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Chủ nhật, 12/09/2021 | 07:55
Nước Mỹ đang phải đương đầu cùng lúc với cả thiên tai và dịch bệnh. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang diễn ra.

Vì sao Mỹ tăng cường theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xe điện?

Thứ 5, 09/09/2021 | 21:41
Ngành công nghiệp xe điện là một trong những mảnh đất màu mỡ để nền kinh tế Mỹ khôi phục hậu đại dịch và tầm nhìn dài hơn là chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hàng triệu người Mỹ lao đao vì hết hạn trợ cấp thất nghiệp

Thứ 4, 08/09/2021 | 11:33
"Các gói cứu trợ kéo dài tại Mỹ góp phần tạo ra một thế hệ người lười biếng, thà ngồi nhà xem truyền hình thực tế, nhận trợ cấp còn hơn ra ngoài kiếm việc làm".
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.